Kinh tế hợp tác và trang trại

Chương trình hành động số 29 ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành Ủy thực hiện Nghị quyết số 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Thứ sáu, 03/03/2023, 14:53 GMT+7

Chương trình hành động số 29-CTrHĐ/TU ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

      Qua thực tiễn 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; 10 năm thi hành Luật hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực. Số lượng các tổ chức kinh tế hoạt động trong khu vực kinh tế tập thể thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt nhất cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Các hợp tác xã tổ chức hoạt động theo Luật hợp tác xã 2003 về cơ bản đã chuyển sang tổ chức, hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; quá trình hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho thành viên, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đã góp phần tạo dựng, củng cố lòng tin về mô hình kinh doanh theo hình thức hợp tác xã. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển. Khu vực kinh tế tập thể từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.
     Bên cạnh các kết quả đạt được, khu vực kinh tế tập thể của Thành phố đến nay vẫn chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết đề ra. Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế còn nhiều khó khăn, bất cập. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GRDP còn thấp, chỉ chiếm 0,46% GRDP của Thành phố. Số lượng liên hiệp hợp tác xã ít; phát triển không đồng đều, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã chưa cao, mô hình tổ chức chưa chặt chẽ; phần lớn các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viển thấp; tính liên kết trong nội bộ hợp tác xã còn yếu; trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã còn thiếu, phần lớn là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi. Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
     Để quán triệt và thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (viết tắt là Nghị quyết số 20-NQ/TW), Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đề ra Chương trình hành động cụ thể như sau:
     I. Mục tiêu
     1. Mục tiêu tổng quát:
     Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tồ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, gắn với xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
     2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2030 Thành phố có 900 tổ hợp tác, 815 hợp tác xã, 12 liên hiệp hợp tác.
- Đến năm 2045 Thành phố có 1.500 tổ hợp tác, 1.265 hợp tác xã, 18 liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố - Saigon Co.op là 01 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 Hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận.
    3. Nhóm mục tiêu cụ thể thực hiện đến năm 2030
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ phát triển mới 300 hơp tác xã, 05 liên hiệp hợp tác xã. Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 70% - 85% trên tổng số hợp tác xã. Tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố 0,5%. Thu hút thêm 30.000 lao động làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác xã. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng đạt trên 70%; còn lại đạt trình độ trung, sơ cấp. Phấn đấu 100% xã nông thôn mới có hợp tác xã hoạt động trên địa bàn theo quy định của Luật Họp tác xã năm 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.
- Giải quyết dứt điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngừng hoạt động kéo dài, chờ giải thề.
- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19: theo dõi sát tình hình hoạt động, chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các thành phần kinh tế tập thể để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất các cấp thẩm quyền giải quyết với tinh thần hỗ trợ tối đa, từng bước phục hồi sản xuất thích ứng với bối cảnh COVID-19 còn tiếp diễn.
     II. Định hướng phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, ngảnh nghề nông thôn); lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống, vay vốn tín dụng...). Vận động, khuyến khích tỗ họp tác chuyển dần sang hoạt động mô hình hợp tác xã.
- Duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các họp tác xã
- Giải thể dứt điểm các hợp tác xã ngưng hoạt động; hướng dẫn chuyển đổi đăng ký kinh doanh đối với các hợp tác xã có giấy đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng thực tế hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ.,.
- Khuyến khích các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, trong đó, ưu tiên ứng dụng công nghệ tin học (4.0), công nghệ thông tin truyền thông (ICT), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa, công nghệ sản xuẩt vật tư nông nghiệp. Phấn đấu giá tri sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao tăng hơn 2,0 lần so với phương thức sản xuất thông thường. Khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các chương trình cây, con giống trọng điểm của thành phố như: rau, hoa, heo, bò sữa, bò thịt, thủy sản... theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp, công ty, siêu thị từ đầu vào đến đầu ra.
- Tiếp tục triển khai Đề án Phát triển họp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021- 2025; xây dựng Đe án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (có điều chỉnh, cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp theo tình hình thực tế).
- Tiếp tục xây đựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại tại 05 huyện xây dựng nông thôn mói (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, cần Giờ).
-  Phấn đấu 100% xã nông thôn mới có hợp tác xã hoạt động trên địa bàn theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.
- Tổ chức hướng dẫn cho các hợp tác xã nông nghiệp đánh giá và xếp loại theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 14 năm 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Người viết : Lê Công Hậu
Ý kiến bạn đọc