Kinh tế hợp tác và trang trại

Hội nghị trực tuyến kết nối chế biến và thương mại nông sản Việt Nam – Nhật Bản

Thứ ba, 20/12/2022, 08:20 GMT+7

Hội nghị trực tuyến kết nối chế biến và thương mại nông sản Việt Nam – Nhật Bản

     Nhằm mục tiêu kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực chế biến và thương mại nông sản/thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối chế biến và thương mại nông sản Việt Nam - Nhật Bản”. Hội nghị diễn ra trực tuyến vào sáng ngày 15 tháng 12 năm 2022, Hội nghị được chia ra làm 2 phần
     1.Chương trình hội thảo
Tại Hội thảo lần này, các đại biểu đã chia sẻ về vấn đề nhu cầu, tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam và việc thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hậu Covid và sự chia sẻ về tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam và những ưu đãi của các địa phương này dành cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.

     Hội thảo trực tuyến “Hội nghị trực tuyến kết nối chế biến và thương mại nông sản Việt Nam - Nhật Bản bằng hình thức trực tuyến. Hội nghị”
Việt Nam và Nhật Bản trong gần 50 năm qua luôn đi theo chiều hướng tích cực, hai nước đã và đang cùng nhau tăng cường phối hợp, ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),… cũng như cùng nhau thực hiện những dự án liên quan đến lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nông nghiệp sạch, công nghệ cao...
     Ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản - cho biết, mặc dù dòng vốn FDI của Nhật Bản ra thế giới giảm 49% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021; nhưng trong các đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản, vốn đầu tư FDI sang Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 45% năm 2022. Cùng với đó, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Tập đoàn EREX, JERA, MUJI hay các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Ministop, FamilyMart, 7-Eleven…hiện nay đã có mặt tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ ngày càng mở rộng thị trường hoạt động, tăng vốn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.
     Trong bối cảnh hậu COVID-19, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã xây dựng và ban hành chiến lược cải cách chuỗi cung ứng, hỗ trợ sản xuất trong nước và chuyển nhà máy của các công ty Nhật Bản từ Trung Quốc về Nhật hoặc sang các nước ASEAN với khoản tiền đầu tư lên tới 243,5 tỉ Yên (khoảng 2,29 tỷ USD) sẽ được đổ vào các nhà máy tại các nước ASEAN với các hạng mục: (i) 2,07 tỉ USD hỗ trợ chi phí xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị sản xuất trong nước; (ii) 220 triệu USD hỗ trợ thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung cho chuỗi cung ứng nước ngoài, chủ yếu là chuyển nhà máy sang các nước ASEAN. Qua quá trình triển khai thực thi chiến lược này của Bộ METI, Việt Nam đứng đầu trong khu vực ASEAN khi có 37 doanh nghiệp quyết định chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, xếp thứ hai là Thái Lan với 19 doanh nghiệp (số liệu tính đến hết quý III/2022).
     2.Tại Chương trình kết nối giao thương
Mở đầu buổi kết nối, đại diện doanh nghiệp Việt Nam (Avanest, Cty Vương Thành Công) đã trình bày về các sản phẩm nông sản của mình và bày tỏ mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản.
     Ông Hironori Kouku Kaai trình bày về hệ thống CA (tủ lạnh) để đưa hàng từ VN qua Nhật Bản, theo đó hệ thống CA không chỉ quản lý nhiệt độ, độ ẩm mà còn quản lý không khí (CO) để bảo quản nông sản được lâu. Lấy ví dụ, công ty ông có sản phẩm táo được trồng ở vùng Amoni, loại táo có hương vị rất đặc biệt, táo mà hỏng thì không còn ý nghĩa gì nữa, táo được hái tháng 12, nhưng với hệ thống CA, công ty ông có thể bảo quản trong tới tháng 4, 5 năm sau để cung cấp ra thị trường. Nếu táo bán hết trong màu thu hoạch thì giá rất rẻ chỉ 100 yên/trái, nhưng tới tháng 4,5 năm sau có thể bán với giá 250 yên/quả. Chính vì thế, công ty ông cố gắng đặt hệ thống này ở các vườn trồng, để bảo quản nông sản. Với kinh nghiệm thành công của táo, công ty ông tiếp tục cho khoai tây và cà rốt, hành tây. Bình thường củ khoai tây thu hoạch tháng 12, nếu bảo quản không đúng tới tháng 3 năm sau, khoai sẽ mọc mầm, nhưng với hệ thống CA, tới tháng 6 năm sau khoai tây vẫn giữ được đỗ ngọt. Ông được biết Công ty CP Kim Chính (TP Hải Dương) rất quan tâm đến hệ thống này và đã đến tham quan hệ thống ở Nhật Bản, rất tiếc đại dịch diễn ra, nên bị gián đoạn. Bay giờ, nếu Công ty CP Kim Chính và các doanh nghiệp khác của Việt Nam quan tâm, ông rất sẵn lòng hỗ trợ, từ đó có thể giúp công ty Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản.

     Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chia sẻ với bà Nanako
Bà Ueda Nanako từ Deloitte Japan bày tỏ sự quan tâm về tình hình và nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch của nông sản Việt Nam. 
Trả lời ý kiến của Bà Nanako, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết: mức độ tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam hàng năm là 20-26% tương đương 3,9 tỉ USD, trong đó rau ăn lá 30%, các loại quả 20%, rau ăn củ 15%, lúa gạo 8%, ngô 18%, cà phê 12%, thủy sản 12%. Có 3 nguyên nhân chính được xác định là:
     Thứ nhất, đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán điều đó gây khó khăn cho áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
     Thứ hai, thiếu các điều kiện về sơ chế biến chế biến sau thu hoạch 
     Thứ ba, phương tiện vận chuyển thô sơ, thủ công.
     Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: máy móc chỉ tập trung vào lúa, mía chưa chú ý vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế khác, đặc biệt là các thiết bị bảo quản hải sản cho lĩnh vực đánh bắt hải sản xa bờ.
     Còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản muốn tham gia kết nối, tuy nhiên thời gian có hạn nên hội thảo đã kết thúc sự tiếc nuối của doanh nghiệp 2 nước.

Người viết : Hoàng Anh Tiến
Ý kiến bạn đọc