Kinh tế hợp tác và trang trại

Hướng Dẫn Việc Thực Hiện Tiêu Chí 13 - Tổ Chức Sản Xuất

Thứ tư, 23/09/2020, 13:40 GMT+7

Hướng Dẫn Việc Thực Hiện Tiêu Chí 13 - Tổ Chức Sản Xuất

            Tiêu chí 13 – Tổ chức sản xuất thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018.

            Phương pháp đánh giá, hướng dẫn thực hiện tiêu chí 13 – Tổ chức sản xuất được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã thành phố hướng dẫn như sau:

           1. Đối với Chỉ tiêu 13.1: HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012

           1.1. Đối với hợp tác xã nông nghiệp

          - Bước 1: Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra việc hợp tác xã có trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp pháp đặt trên địa bàn xã cần xét, công nhận đạt Chỉ tiêu 13.1. Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra hợp tác xã có tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; kiểm tra hợp tác xã có cung cấp dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã; có đánh giá hợp tác xã có liên kết với các tổ chức, hộ nông dân trên địa bàn xã để tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản chủ lực của xã.

         - Bước 2: Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch) huyện hướng dẫn hợp tác xã tiến hành tự đánh giá hoạt động theo quy định của Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT. Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch) huyện xem xét, kiểm tra lại mức độ phù hợp của bảng tự chấm điểm của hợp tác xã, sau đó gửi kết quả đánh giá về Ủy ban nhân dân huyện.

        - Bước 3: Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, báo cáo theo Bảng 1, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

Bảng 1. Hồ sơ đánh giá Chỉ tiêu 13.1: Hợp tác xã hoạt động
theo đúng quy định của Luật hợp tác xã năm 2012

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

HỒ SƠ ĐÍNH KÈM

1

Có trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp pháp đặt trên địa bàn xã

Nêu rõ địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (01 bản photo chứng thực).

2

Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012

Đối chiếu các quy định của Luật Hợp tác xã và văn bản hướng dẫn để đánh giá.

3

Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã

Nêu rõ dịch vụ gì? Phục vụ cho bao nhiêu thành viên? Chất lượng dịch vụ?

Hợp đồng cung ứng dịch vụ đầu vào (phân bón, cây, con giống, thuốc trừ sâu…) hỗ trợ cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ đầu ra cho thành viên (01 bản photo chứng thực).

4

Có liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản chủ lực của xã

Nêu rõ tên nông sản chủ lực, sản lượng, nơi tiêu thụ,…

Hợp đồng cung ứng sản phẩm, liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương giữa HTX và doanh nghiệp hoặc giữa HTX và các hộ dân trên địa bàn xã (01 bản photo chứng thực).

5

Được đánh giá hoạt động xếp loại từ khá trở lên

Nêu rõ tổng số điểm.

- HTX hoạt động tốt tổng điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm.

- HTX hoạt động khá tổng điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm.

-  HTX hoạt động trung bình tổng điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.

- HTX hoạt động yếu tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã).

Bảng tự chấm điểm của hợp tác xã trong 02 năm gần nhất theo
phụ lục 3 của Thông tư số
09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn phân loại đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (xác nhận đóng dấu của HTX).

5.1

Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của HTX

Nêu rõ doanh thu, thu nhập sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính bình quân trên đầu thành viên HTX (triệu đồng/thành viên)

Báo cáo tài chính về tình hình hoạt động của HTX sau khi đã đóng thuế (bản photo báo cáo tài chính đã gửi Chi cục thuế có dấu đã tiếp nhận của Chi cục thuế).

5.2

Lợi ích của thành viên HTX

Nêu rõ giá thu mua/giá bán cho thành viên HTX, giá mua/giá bán cho bên ngoài HTX; tỷ lệ thu nhập được phân phối theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ/thu nhập còn lại sau khi trích lập quỹ

Thành phần hồ sơ gửi về gồm 02 hồ sơ sau đây:

1. Hợp đồng/ bản cam kết tiêu thụ sản phẩm giữa hợp tác xã với hộ thành viên: thể hiện được lợi ích của hộ thành viên khi tham gia cung ứng sản phẩm cho hợp tác xã (bản photo) hoặc  hợp đồng/bản cam kết cung ứng dịch vụ đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, giống…) giữa hợp tác xã và hộ thành viên: thể hiện được lợi ích của hộ thành viên khi tham gia sử dụng dịch vụ đầu vào do hợp tác xã cung cấp (bản photo)

2. Điều lệ hợp tác xã (có xác nhận đóng dấu hợp tác xã) hoặc Nghị quyết của đại hội thành viên thông qua tỷ lệ phân phối thu nhập có thể hiện rõ thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ phân phối cho thành viên từ 50% trở lên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên.

5.3

Vốn hoạt động của HTX

Nêu rõ vốn điều lệ, vốn huy động, vốn tích lũy,…

Báo cáo về nguồn vốn hoạt động của HTX trong đó nêu rõ vốn điều lệ,  vốn huy động, vốn tích lũy...bao nhiêu (%) trong tổng vốn hoạt động (có xác nhận đóng dấu của HTX).

5.4

Quy mô thành viên HTX

Nêu rõ tổng số lượng thành viên HTX, số lượng hộ nông dân trên địa bàn xã tham gia thành viên HTX

Danh sách thành viên HTX, giấy chứng nhận vốn góp của thành viên phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị xác nhận (bản photo)

5.5

HTX được khen thưởng trong năm

Nêu rõ cấp khen thưởng (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương)

Bằng khen, giấy khen thưởng của HTX nhận được (bản photo)

5.6

Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX

 

Bảng tổng hợp về đánh giá mức độ hài lòng của thành viên hợp tác xã dựa trên số phiếu bình quân hợp lệ của thành viên hợp tác xã tham gia đánh giá mức độ hài lòng của thành viên hợp tác xã theo phụ lục 2 của Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn phân loại đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (xác nhận đóng dấu của HTX).

           - Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) tổ chức xét, công nhận.

        1.2. Đối với hợp tác xã phi nông nghiệp

        Bước 1: Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra việc hợp tác xã có trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp pháp trên địa bàn xã cần xét, công nhận đạt Chỉ tiêu 13.1. Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra hợp tác xã có tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; kiểm tra hợp tác xã có cung cấp dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã.

        Bước 2: Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch) huyện xem xét, kiểm tra lại mức độ phù hợp của bảng tự chấm điểm của hợp tác xã, sau đó gửi kết quả đánh giá về Ủy ban nhân dân huyện theo quy trình sau:

        - Tiến hành đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn theo 4 mức. Các mức cụ thể:

        a) Hợp tác xã hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm.

        b) Hợp tác xã hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm.

        c) Hợp tác xã hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.

        d) Hợp tác xã hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã.

       Riêng hợp tác xã hoạt động lĩnh vực môi trường do tính chất đặc thù, hoạt động chủ yếu mang tính công ích nên việc phân loại hợp tác xã môi trường theo mức điểm như sau:

        a) Hợp tác xã hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 70 điểm trở lên.

        b) Hợp tác xã hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến dưới 70 điểm.

        c) Hợp tác xã hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 60 điểm.

        d) Hợp tác xã hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã.

        Bước 3: Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, báo cáo, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

        Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) tổ chức xét, công nhận.

        2. Đối với Chỉ tiêu 13.2: Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững

        - Bước 1: Ủy ban nhân dân xã cần xét, công nhận đạt Chỉ tiêu 13.2 tiến hành kiểm tra, đánh giá việc có các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực trên địa bàn xã, gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện.

        - Bước 2: Ủy ban nhân dân huyện xem xét, kiểm tra lại mức độ phù hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, sau đó tổng hợp, báo cáo theo Bảng 2, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

                 Bảng 2. Hồ sơ đánh giá Chỉ tiêu 13.2: Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

HỒ SƠ KÈM THEO

1

Nông sản chủ lực của xã

Nêu rõ tên nông sản (cây con) chủ lực của xã

Báo cáo của địa phương về các loại nông sản chủ lực có lợi thế phát triển tại địa phương, trong đó nêu rõ tên của từng nông sản chủ lực theo thứ tự ưu tiên và các thông tin có liên quan từ mục 1.1 đến mục 1.6 dưới đây:

1.1

Diện tích sản xuất/quy mô đàn vật nuôi

 

 

1.2

Năng suất

 

 

1.3

Sản lượng sản xuất

 

 

1.4

Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha/năm

 

 

1.5

Số lượng hộ sản xuất/chăn nuôi

 

 

1.6

Khoảng cách từ địa bàn xã đến nơi tiêu thụ (nội thành TP.HCM, các tỉnh, thành)

 

 

2

Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là 01 chu kỳ sản xuất

Nêu rõ tên mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực của xã

Bản photo chứng thực hợp đồng hoặc bản thỏa thuận hoặc bản cam kết liên kết được ký giữa các đối tượng tham gia liên kết trên nguyên tắc tự nguyện nhằm thực hiện các khâu liên kết (hình thức liên kết), trong đó, nêu rõ các thông tin có liên quan từ mục 2.1 đến mục 2.5 dưới đây:

2.1

Đối tượng tham gia liên kết:

- Cá nhân.

- Tổ hợp tác.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Doanh nghiệp.

- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nêu rõ số lượng các đối tượng tham gia liên kết

 

2.2

Thời hạn liên kết

Nêu rõ thời hạn liên kết phải ổn định tối thiểu là 01 chu kỳ sản xuất

 

2.3

Khâu liên kết (hình thức liên kết):

+Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, vận chuyển sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch vận chuyển gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch vận chuyển gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, vận chuyển sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 

2.4

Dự kiến sản lượng sản xuất, tiêu thụ

 

 

2.5

Dự kiến nơi tiêu thụ sản phẩm

 

 

- Bước 3: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) tổ chức xét, công nhận.

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc