Kinh tế hợp tác và trang trại

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, 06/06/2023, 08:54 GMT+7

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố  Hồ Chí Minh 
(theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023)

     I. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
     1. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
     - Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, 
phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...), trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và 
Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn.
     - Phát triển kinh tế tập thể theo hướng gắn sản xuất, kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm và đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng cộng đồng thân thiện, văn minh, nhất là ở khu vực nông thôn.
     - Khắc phục hậu quả dịch bệnh Covid-19 gây ra, thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ hợp tác xã phục hồi sản xuất, trở lại hoạt động.
     - Rà soát, nghiên cứu và tiến hành thực hiện việc đăng ký, tổ chức lại 
hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012; giải thể dứt điểm các hợp tác xã không còn hoạt động trong giai đoạn 2021 - 2023, đặc biệt chú trọng xây dựng phương án giải thể dứt điểm 50% tổng số hợp tác xã không còn hoạt động trên địa bàn quản lý thuộc diện vướng mắc có thể xử lý ngay theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
     2. Mục tiêu tổng quát
     Căn cứ Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025; trong đó dự kiến kế hoạch năm 2023 và tình hình thực tế trên địa Thành phố như sau:
     Số lượng hợp tác xã đăng ký hoạt động là 736 đơn vị, trong đó số lượng hợp tác xã đang hoạt động 617 đơn vị, phát triển mới 30 hợp tác xã; số lượng liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động là 09 đơn vị; nâng tổng số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tập thể đạt 24.000 lao động; tỷ lệ cán bộ quản lý, 
nghiệp vụ hợp tác xã đã qua đào tạo có trình độ đại học trở lên đạt trên 55%; trình độ trung cấp, sơ cấp đạt dưới 45%; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố là 0,5%.
     II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2023
Tiếp tục thực hiện các định hướng đề ra cho trong lĩnh vực nghiệp tại Chương trình hành động số 29-CTrHĐ/TU ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành ủy Thành phố và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố và tại Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 
     Bên cạnh đó, trong năm 2023, tập trung một số nội dung:
     - Hỗ trợ các hợp tác xã phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong
nông nghiệp theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
     - Hỗ trợ các hợp tác xã hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân gắn với chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.
     - Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các 
hợp tác xã nông nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp, kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các 
hợp tác xã.
     - Tiếp tục vận động các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; áp dụng quy trình thực hành 
sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản (VietGAP); Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
     - Thực hiện hỗ trợ, khắc phục các khó khăn cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như: hỗ trợ hợp tác xã tổ chức hoạt động thương mại điện tử để tạo điều kiện cho hợp tác xã bước đầu thực hiện chuyển đổi số vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; bên cạnh đó, thực hiện biện pháp giãn nợ kéo dài thời gian đáo hạn nợ vay sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác... nhằm giúp hợp tác xã, tổ hợp tác có thể ổn định và tái đầu tư sản xuất khi tình hình dịch ổn định để khuyến khích mở rộng phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả trong thời gian tới.

     III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023 TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
     1. Tiếp tục tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo và các chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của Chính phủ, Bộ, ngành trung ương 
       - Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành trung ương, cụ thể: 
      + Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2022 - 2025.
      + Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 
giai đoạn 2022 - 2030
      + Quyết định số Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.
     - Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 29-CTrHĐ/TU ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành ủy Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
     - Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 - 2025 (trong đó, ưu tiên hỗ trợ đối tượng là hợp tác xã, thành viên hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
     2. Tuyên truyền, tập huấn các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và nâng cao năng lực nguồn nhân lực hợp tác xã: triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt; công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nhất quán theo chủ trương tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số 29-CTrHĐ/TU ngày  01  tháng  01 năm 2023 của Thành ủy nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao về nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
     3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 
năm 2012 
     3.1. Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường: Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại năm 2023 trong đó, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia chương trình; xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của các hợp tác xã trên trang thông tin điện tử của Liên minh Hợp tác xã Thành phố và các sở, ngành; hỗ trợ các hợp tác xã có sản phẩm xuất khẩu tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. 
     3.2. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
     - Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các 
hợp tác xã nông nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp, kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các 
hợp tác xã.
     - Tiếp tục vận động các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; áp dụng quy trình thực hành 
sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản (VietGAP); 
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
     - Hỗ trợ các hợp tác xã hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân gắn với chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ (sau khi Nghị quyết được Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành).
     - Tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo 
công nghệ sinh học, công nghệ chuyển đổi gen, nuôi cấy mô tế bào, lai hữu tính chất lượng cao 
     3.3. Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận các khoản ưu đãi theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi qua Chương trình kết nối các ngân hàng với các doanh nghiệp của Thành phố tổ chức. 
     4. Nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
     5. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế.

Người viết : Lê Công Hậu
Ý kiến bạn đọc