Kinh tế hợp tác và trang trại

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2023

Thứ sáu, 10/02/2023, 15:46 GMT+7

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2023

     Căn cứ Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt Đề án phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch số 197/KH-SNN ngày 07 tháng 2 năm 2023 về phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2023 cụ thể như sau:
     I.MỤC TIÊU
     1.Mục tiêu tổng quát
     -Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
     -Tập trung theo dõi sát tình hình, chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các hợp tác xã (HTX) để kịp thời phối hợp với các Sở, ngành đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ, giúp HTX khôi phục và thích ứng sản xuất trong điều kiện mới.
     -Góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Thành phố.
     2.Mục tiêu cụ thể
     -Phấn đấu thành lập mới từ 05 - 10 HTX, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các chương trình cây, con giống trọng điểm của Thành phố như: rau, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm nước lợ, cá cảnh,…theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp, công ty, siêu thị từ đầu vào đến đầu ra.
     -Duy trì, nâng cao chất lượng của các HTX đang hoạt động có hiệu quả, giữ vững xếp loại hoạt động tốt, khá. Phấn đấu hàng năm củng cố và nâng chất từ 03 - 05 HTX hoạt động trung bình, yếu sang hoạt động tốt, khá. 
     -Giải thể dứt điểm các HTX đã ngưng hoạt động, hướng dẫn chuyển đổi đăng ký kinh doanh đối với các hợp tác xã có giấy đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng thực tế đã hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ,…
     -Khuyến khích các HTX ứng dụng công nghệ cao, trong đó: ưu tiên ứng dụng công nghệ tin học (4.0), công nghệ thông tin truyền thông (ICT), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp. 
     -Tập trung phát triển các tổ hợp tác gắn với sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố, đồng thời, khuyến khích tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả phát triển thành HTX.
     -Hỗ trợ các HTX đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm (ưu tiên sản phẩm chủ lực hoặc sản phẩm OCOP) theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
     -Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nông dân tham gia liên kết thành lập HTX, đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn đối với các sản phẩm đầu vào (giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản,..).
     -Hỗ trợ các HTX phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo công nghệ sinh học, công nghệ chuyển đổi gen, nuôi cấy mô tế bào, lai hữu tính chất lượng cao theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
     -Hỗ trợ các HTX hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân gắn với chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.
     -Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xử lý chất thải; các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm nước lợ và cá cảnh)
     -Tổ chức khen thưởng kịp thời cho các HTX hoạt động có hiệu quả, mô hình giải pháp tốt hỗ trợ phát triển HTX của các các tổ chức, cá nhân.
     II.NỘI DUNG THỰC HIỆN 
     1.Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, HTX
     -Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, củng cố tổ chức 
kinh tế tập thể liên quan cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về tổ chức kinh tế tập thể; hỗ trợ, tư vấn xây dựng hoặc sửa đổi điều lệ; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sắp xếp, củng cố lại tổ chức, hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã cho phù hợp với các quy định hiện hành.
     -Thông tin tuyên truyền, tập huấn về Luật Hợp tác xã, mục đích ý nghĩa, nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác xã cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và cho các tầng lớp nhân dân tại các quận, huyện (bằng các hình thức như: tập huấn, biên soạn cẩm nang, tờ rơi, hội nghị, cuộc thi, mở các chuyên san, chuyên mục, phim phóng sự, phim truyền hình, khảo sát học tập mô hình, hội thảo,...). .
     2.Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp 
     -Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong việc áp dụng đối các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan theo lĩnh vực, ngành.
     -Nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, ưu tiên hỗ trợ đối tượng là HTX, thành viên HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
     -Tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho HTX nông nghiệp (sau khi Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2022 - 2026 được Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành).
     -Tham mưu đề xuất các chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp và các chính sách liên quan khác.
     3.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp: Hỗ trợ Ủy ban nhân dân huyện, xã xây dựng các chuyên đề về giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội từng địa phương.
     4.Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm    
     -Xây dựng thương hiệu và thông tin quảng bá: 
     +Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm (logo, nhãn hiệu, ấn phẩm quảng bá, website); thiết kế và nâng cấp website cho các nông hộ, HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong chương trình Mỗi nhà nông một website.
     +Thực hiện video clip quảng bá sản phẩm nông nghiệp nhằm giới thiệu các sản phẩm chủ lực tiềm năng, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp khác thúc đẩy quảng bá tiêu thụ sản phẩm; giới thiệu các hoạt động xúc tiến thương mại, các chủ trương, chính sách, các hoạt động nổi bật, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao của Thành phố.
     -Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
     +Tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm cho nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự giao lưu liên kết sản xuất - tiêu thụ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, góp phần hình thành tổ liên kết sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
     +Tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả cạnh tranh kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP ngành nông nghiệp, đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tham gia các hoạt động giao thương; hỗ trợ toàn bộ chi phí thuê gian hàng, chi phí tham gia các sự kiện hội chợ, triển lãm để tìm kiếm các thị trường mới thay cho các thị trường truyền thống lâu nay; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các gian hàng thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến, tổ chức hội chợ kết nối cung - cầu sản phẩm trong nước và quốc tế.
     +Hỗ trợ các HTX hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân gắn với chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ (sau khi Nghị Quyết được Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành).
     -Hỗ trợ chứng nhận VietGAP: hỗ trợ chứng nhận và giám sát đánh giá chứng nhận VietGAP cho các nông hộ, HTX, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
     -Hỗ trợ tư vấn chứng nhận sản phẩm OCOP cho các HTX, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
     -Tổ chức đào tạo, huấn luyện: Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến các chuyên đề nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho HTX, doanh nghiệp nông nghiệp “kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số, kỹ năng quản lý và điều hành, kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả, Kỹ năng quản trị nhân sự hiện đại, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp,…” nhằm bổ sung kiến thức, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX kiện toàn nguồn nhân lực trong quản lý, vận hành, tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
     5.Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ
     -Hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cho HTX, thành viên HTX để tái cơ cấu sản xuất, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
     -Ưu tiên lựa chọn các HTX, thành viên HTX tham gia tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật tư,... phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản thuộc các chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm, chương trình phát triển khoa học công nghệ đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, hiện đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện.
     -Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền các cơ chế chính sách khuyến nông với các chủ trương, chính sách của ngành như: sản xuất có trách nhiệm, an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, giới thiệu các mô hình theo chuỗi giá trị sản phẩm thông qua nhiều hình thức như tập huấn, tham quan, hội thảo, phát hành tài liệu kỹ thuật, các chuyên mục phát thanh kết hợp với truyền thông số (trang thông tin điện tử khuyến nông, mạng xã hội,…) nhằm đảm bảo thông tin thường xuyên, liên tục đến nông dân trên địa bàn Thành phố. 
     -Hỗ trợ các HTX ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, xử lý chất thải; các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh).
     -Bước đầu tiếp cận xây dựng các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất như: tập trung tập huấn hỗ trợ khởi nghiệp, quản trị, kết nối chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, sàn giao dịch thương mại,…cho các HTX, thành viên HTX có nhu cầu.
     -Tăng cường hỗ trợ các HTX phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến hiện đại trong tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo công nghệ sinh học, công nghệ chuyển đổi gen, nuôi cấy mô tế bào, lai hữu tính chất lượng cao (theo Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố).

Người viết : Lê Công Hậu
Ý kiến bạn đọc