Hành chính tổng hợp

Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2021

Thứ năm, 09/09/2021, 20:08 GMT+7

Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2021

       Nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, góp phần tái cơ cấu ngành nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực ngoại thành trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011 - 2021, Thành phố đã ban hành quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo các Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016 và hiện nay là Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020 của Hội dồng nhân dân Thành phố (thay thế Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.

      Kết quả triển khai thực hiện chính sách đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư trong nông nghiệp, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH PHÊ DUYỆT CÁC PHƯƠNG ÁN:

1. Tình hình phê duyệt các phương án:

1.1. Tình hình phê duyệt các phương án theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND (kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực, ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021):

     Thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2017 - 2020 theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND, từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021, các quận - huyện đã phê duyệt 907 quyết định[1], bao gồm:

  • Tổng số lượt vay                                       :1.943 lượt vay.
  • Tổng vốn đầu tư                              :2.660.662 triệu đồng.

          + Đầu tư vốn cố định     :806.260  triệu đồng    (chiếm 30,31 %).

          + Đầu tư vốn lưu động   :1.854.402  triệu đồng (chiếm 69,69 %).

  • Tổng vốn vay                        :1.567.260 triệu đồng.

          + Vay đầu tư cố định     :259.219 triệu đồng    (chiếm 16,59 %).

          + Vay đầu tư lưu động   :1.308.041 triệu đồng (chiếm 83,41 %).

Bảng 1. Tình hình thực hiện Chính sách chia theo quận - huyện (từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021)                     

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Quận – huyện

Số QĐ

phê duyệt

Số lượt vay

Tổng số vốn

đầu tư

Tổng số vốn vay

Tỷ lệ (%)

Vốn đầu tư

Vốn vay

1

Cần Giờ

59

998

818.411

544.362

30,76

   34,73

2

Củ Chi

662

662

1.274.368

716.168

47,90

   45,70

3

Bình Chánh

41

137

167.932

105.335

6,31

    6,72

4

Nhà Bè

46

46

64.830

45.870

2,44

    2,93

5

Hóc Môn

28

28

57.317

32.325

2,15

    2,06

6

Quận 9

3

3

22.454

9.600

0,84

    0,61

7

Thủ Đức

38

39

162.538

55.300

6,11

    3,53

8

Quận 12

29

29

83.932

56.300

3,15

    3,59

9

Bình Tân

1

1

8.880

2.000

0,33

    0,13

Tổng cộng

907

1.943

2.660.662

1.567.260

100

100

Hộ XĐGN

9

139

37.690

22.615

1,42

1,44

Doanh nghiệp

10

10

82.416

49.690

3,10

3,17

Hộ gia đình

888

1.794

2.540.556

1.494.955

95,49

95,39

(Nguồn: Tổng hợp quyết định phê duyệt phương án của các quận - huyện)

- Bình quân vốn đầu tư 1.369 triệu đồng/hộ/phương án và bình quân vốn vay có hỗ trợ lãi vay 806 triệu đồng/hộ/lượt vay vốn.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân quận - huyện đã phê duyệt 36 phương án có tổng vốn vay từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng (chiếm 1,85%), 1.907 phương án có tổng vốn vay dưới 5 tỷ đồng (chiếm 98,15%), không có phương án vay vốn từ 10 tỷ đồng trở lên.

1.2. Tổng hợp lũy tiến thực hiện chính sách từ năm 2011 – đến ngày 15 tháng 6 năm 2021 (gồm Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND)

Kể từ ngày Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND có hiệu lực (từ ngày 20 tháng 6 năm 2011 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021, các quận, huyện đã phê duyệt 8.504 quyết định, cụ thể:

  • Tổng số lượt vay                             :24.611 lượt vay.
  • Tổng vốn đầu tư                    :13.847.771 triệu đồng.

          + Đầu tư vốn cố định     : 4.508.834 triệu đồng (chiếm 32,56%).

          + Đầu tư vốn lưu động   : 9.338.937 triệu đồng (chiếm 67,44%).

  • Tổng vốn vay                        : 8.403.278 triệu đồng.

          + Vay đầu tư cố định     : 984.255    triệu đồng (chiếm 11,71%).

          + Vay đầu tư lưu động   : 7.419.023 triệu đồng (chiếm 88,29%).

Bảng 2. Tình hình thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND - chia theo quận huyện (từ ngày 20 tháng 6 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2021)

ĐVT: triệu đồng

STT

Quận – huyện

Số QĐ

phê duyệt

Số lượt vay

Tổng số vốn

đầu tư

Tổng số vốn vay

Tỷ lệ (%)

Vốn đầu tư

Vốn vay

1

Cần Giờ

275

12.287

5.816.090

3.698.062

42,00

44,01

2

Củ Chi

5.760

8.250

4.727.321

2.780.862

34,14

33,09

3

Bình Chánh

250

1.038

936.771

511.832

6,76

6,09

4

Nhà Bè

1.292

1.471

703.340

540.819

5,08

6,44

5

UBND TP phê duyệt

12

12

306.264

178.489

2,21

2,12

6

Thủ Đức

134

241

485.202

184.290

3,50

2,19

7

Quận 12

228

262

375.221

223.294

2,71

2,66

8

Quận 9

48

88

190.555

80.280

1,38

0,96

9

Hóc Môn

489

946

267.660

187.790

1,93

2,23

10

Bình Tân

11

11

29.895

11.660

0,22

0,14

11

Quận 8

1

1

6.600

3.300

0,05

0,04

12

Gò Vấp

4

4

2.852

2.600

0,02

0,03

Tổng cộng

8.504

24.611

13.847.771

8.403.278

100

100

Hộ XĐGN

234

3.184

274.006

142.763

1,98

1,70

Doanh nghiệp

29

29

394.844

224.909

2,85

2,68

Hộ gia đình

8.241

21.398

13.178.921

8.035.606

95,17

95,62

(Nguồn: Tổng hợp quyết định phê duyệt phương án của các quận - huyện)

- Bình quân vốn đầu tư 562 triệu đồng/hộ/phương án và vốn vay có hỗ trợ lãi vay 341 triệu đồng/hộ/lượt vay vốn.

- Bình quân mỗi năm2.734 hộ dân doanh nghiệp có phương án được phê duyệt hỗ trợ lãi vay, với tổng vốn đầu tư bình quân/năm: 1.538 tỷ đồng; tổng vốn vay có hỗ trợ lãi vay/năm: 933 tỷ đồng.

- Thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ ngày 20 tháng 6 năm 2011 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thành phố đã phê duyệt 843 phương án có tổng vốn vay từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng (chiếm 3,43%), 23.761 phương án có tổng vốn vay dưới 5 tỷ đồng (chiếm 96,54%), 7 phương án vay vốn từ 10 tỷ đồng trở lên (chiếm 0,028%).

- Quy mô vốn đầu tư, vốn vay/hộ, doanh nghiệp qua các năm tăng dần. Đặc biệt năm 2018-2020, bình quân vốn đầu tư 1.369 triệu đồng/hộ/phương án cao hơn 2,43 lần bình quân giai đoạn 2011 - 2019 (562 triệu đồng/hộ/phương án) và bình quân vốn vay có hỗ trợ lãi vay 806 triệu đồng/hộ/lượt vay vốn, cao hơn 2,36 lần so với bình quân giai đoạn 2011 - 2019 (341 triệu đồng/hộ/phương án).

- Tổng số lao động (việc làm) tạo ra thông qua các phương án sản xuất được hỗ trợ lãi vay giai đoạn 2011-2021 (từ ngày 10 tháng 6 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2021) với khoảng 61.180 lao động, trong đó có 6.317 lao động là đối tượng hộ nghèo.

1.3. Tổng hợp các phương án vay vốn có hỗ trợ lãi vay do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt từ năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2021

Thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt 12 quyết định, bao gồm:

  • Tổng số lượt vay                             :12 lượt vay.
  • Tổng vốn đầu tư                              :306.263 triệu đồng.
  • Tổng vốn vay                        :178.489 triệu đồng.

Bình quân vốn đầu tư 25.521 triệu đồng/phương án, trong đó vốn vay có hỗ trợ lãi vay 14.874 triệu đồng/phương án.

Bảng 3. Tình hình thực hiện các phương án vay vốn có hỗ trợ lãi vay được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt (từ năm 2011 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021)

Đvt: triệu đồng

STT

Phương án

Quy mô

Vốn Đầu tư
(triệu đồng)

Vốn vay có hỗ trợ lãi vay
(triệu đồng)

Thời hạn hỗ trợ lãi vay (năm)

Năm phê duyệt

1

Đầu tư sản xuất cá sấu giống của Công ty Hoàng Ngọc Long

8.084 m2

16.358

10.000

5

2011

2

Sản xuất bắp giống lai F1 của Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam năm 2012

480 ha/1.145 hộ dân

22.622

11.500

1

2012

3

Đầu tư sản xuất giống heo của Ông Trầm Quốc Thắng-Hợp tác xã heo Tiên Phong

22 heo nọc và 60 heo cụ kỵ giống GGP

38.465

20.000

5

2012

4

Sản xuất hoa lan của hộ Bà Võ Thị Vân

13.000 m2

8.598

5.903

5

2012

5

Sản xuất hoa mai của Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dich vu Kim Chi

10.564 m2

 

28.136

19.700

5

2013

6

Sản xuất bắp giống lai F1 của Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam năm 2013

530 ha/1.370 hộ dân

29.420

14.796

1

2013

7

Sản xuất bắp giống lai F1 của Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam năm 2014

610 ha/988 hộ dân

36.307

17.978

1

2014

8

Sản xuất bắp giống lai F1 của Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam năm 2015

620 ha/1.164 hộ dân

36.605

19.512

1

2015

9

Đầu tư sản xuất hoa lan của hộ Trịnh Thị Hồng Vân

22.000 m2

13.929

9.600

5

2015

10

Phương án sản xuất hoa lan của hộ Lê Dũng

4,25 ha

27.581

17.500

5

2015

11

Phương án xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa bò tươi của Hợp tác xã TM-DV-SX-CN Bò sữa Tân Thông Hội

3.050 m2

 

37.000

25.000

5

2016

12

Phương án xây dựng trại chăn nuôi bò thịt kết hợp vườn, ao, chuồng tại ấp Mỹ Khánh A, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi

18.560m2/100 con bò giống Droughtmaster

11.242

7.000

5

2016

Tổng

 

306.263

178.489

 

 

1.4. Tình hình phê duyệt các phương án phân theo ngành nghề:

a) Tình hình phê duyệt các phương án theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 phân theo ngành nghề (kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực, ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021):

Bảng 4. Tình hình thực hiện Chính sách chia theo ngành nghề cây - con (từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Đối tượng nuôi trồng

Số lượt vay

Tổng vốn

đầu tư

Tổng

vốn vay

Tỷ lệ (%)

Vốn đầu tư

Vốn vay

1

Tôm

1.020

863.096

578.992

32,44

36,94

2

Lan-Cây kiểng

283

694.040

410.730

26,09

26,21

3

Khác

50

342.849

159.090

12,89

10,15

4

51

210.190

123.415

7,90

7,87

5

Heo

84

204.265

99.880

7,68

6,37

6

Bò sữa

187

202.925

110.808

7,63

7,07

7

Bò thịt

243

104.538

64.730

3,93

4,13

8

Nấm

3

21.586

8.000

0,81

0,51

9

Rau an toàn

11

10.743

7.945

0,40

0,51

10

VAC

1

1.465

750

0,06

0,05

11

Muối

7

1.406

620

0,05

0,04

12

Hàu

1

1.388

800

0,05

0,05

13

Cá sấu

1

1.143

800

0,04

0,05

14

Ếch

1

1.028

700

0,04

0,04

Tổng

1.943

2.660.662

1.567.260

100

100

(Nguồn: Tổng hợp quyết định phê duyệt phương án của các quận - huyện)

Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 về ban hành danh mục nhóm sản phẩm chủ lục ngành nông nghiệp Thành phố, theo đó quy định rõ nhóm sản phẩm chủ lục của ngành nông nghiệp Thành phố gồm: tôm, heo, hoa lan cây kiểng, bò sữa, rau an toàn, cá cảnh. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân quận – huyện, Thành phố đã phê duyệt các phương án vay vốn đầu tư các sản phẩm nông nghiệp chủ lực với với tổng 1.835 lượt vay (chiếm tỷ lệ 94,44%), tổng vốn đầu tư 2.126.408 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 79,92%), tổng vốn vay 1.290.135 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 82,32%). Bình quân vốn đầu tư/phương án là 1.158 triệu đồng, Bình quân vốn vay/phương án là 703 triệu đồng.

b) Tổng hợp lũy tiến tình hình thực hiện chính sách– chia theo ngành nghề từ năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2021

Bảng 5. Tình hình thực hiện Quyết định 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND - chia theo ngành nghề từ năm 2011 đến ngày 15 tháng 06 năm 2021

                                                                                 ĐVT: Triệu đồng

STT

Đối tượng nuôi trồng

Số lượt vay

Tổng vốn

đầu tư

Tổng

vốn vay

Tỷ lệ (%)

Vốn đầu tư

Vốn vay

1

Nuôi tôm

11.818

5.680.631

3.732.030

41,04

44,44

2

Trồng lan. cây kiểng

1.899

2.422.070

1.421.750

17,50

16,93

3

Nuôi bò (sữa. thịt)

5.808

1.814.421

1.056.328

13,11

12,58

4

Nuôi heo

2.428

1.367.922

791.785

9,88

9,43

5

Nuôi nghêu

479

460.536

271.002

3,33

3,23

6

Nuôi cá

509

735.416

410.523

5,31

4,89

7

Khác (*)

274

707.651

356.648

5,11

4,25

8

Hạt bắp giống bắp lai F1

4

124.954

63.786

0,90

0,76

9

Muối

925

101.686

58.617

0,73

0,70

10

Nuôi hàu

197

123.064

65.478

0,89

0,78

11

Mô hình VAC

88

82.792

48.290

0,60

0,58

12

Nấm

54

104.011

52.414

0,75

0,62

13

Cá sấu

13

42.450

25.530

0,31

0,30

14

Nhím

11

13.679

4.285

0,10

0,05

15

18

8.521

5.390

0,06

0,06

16

Rau an toàn

42

24.801

15.720

0,18

0,19

17

9

2.044

1.153

0,01

0,01

18

Ếch

9

24.278

16.980

0,18

0,20

19

Trồng trọt tổng hợp

24

405

370

0,003

0,0045

Tổng

24.611

13.847.771

8.403.278

100

100

(Nguồn: Tổng hợp quyết định phê duyệt phương án của các quận - huyện)

2. Tổng kinh phí đã phân khai hỗ trợ lãi vay từ ngân sách đối với các phương án được duyệt:

Từ năm 2011 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021, ngân sách Thành phố đã phân khai kinh phí hỗ trợ cho các chủ đầu tư là: 673.525 triệu đồng.

Bảng 6. Chi tiết kinh phí đã phân khai hỗ trợ lãi vay từ ngân sách đối với các phương án được duyệt từ năm 2011 đến nay (từ năm 2011 đến ngày 15 tháng 6 năm 2021)

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Quận - huyện

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng cộng

1

Cần Giờ

9.366

13.774

28.750

28.300

34.000

3.860

8.000

30.000

23.000

179.050

2

Củ Chi

20.403

11.000

8.500

45.000

25.000

19.900

42.267

39.000

50.000

261.070

3

Nhà bè

1.915

5.500

4.000

4.300

3.000

1.200

2.000

6.000

1.520

29.435

4

Hóc Môn

3.884

2.350

1.500

2.500

4.000

830

2.700

1.000

5.000

23.764

5

Bình Chánh

4.016

8.500

2.000

4.000

11.000

7.000

8.000

17.000

14.500

76.016

6

Quận 9

1.061

4.500

274

0

200

1.300

1.000

1.800

1.000

11.135

7

Quận Thủ Đức

1.300

4.000

1.000

3.500

3.000

2.700

2.500

4.200

3.500

25.700

8

Quận 12

828

960

2.000

4.500

3.000

2.500

4.000

6.100

7.400

31.288

9

Quận Bình Tân

529

1.500

884

0

0

0

400

0

0

3.313

10

Quận Gò Vấp

0

0

0

400

400

0

0

0

0

800

11

Quận 8

0

0

0

0

0

280

200

0

140

620

12

Thành phố

0

1.500

3.111

2.300

4.900

5.430

4.733

5.500

3.860

31.334

Tổng

43.302

53.584

52.019

94.800

88.500

45.000

75.800

110.600

109.920

673.525

Năm 2020, các quận - huyện đã đăng ký số kinh phí hỗ trợ lãi vay khoảng 85,849 tỷ đồng cho 10 quận huyện, cụ thể: huyện Hóc Môn: 3,686 tỷ đồng, huyện Nhà Bè: 1,654 tỷ đồng huyện Củ Chi: 45,905 tỷ đồng, Quận 9: 1,059 tỷ đồng, quận Gò Vấp: 0,845 tỷ đồng, quận Thủ Đức: 3,289 tỷ đồng, huyện Cần Giờ: 7,056 tỷ đồng, Quận 12: 9,163 tỷ đồng, quận Bình Tân: 0,467 tỷ đồng, huyện Bình Chánh: 12,725 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến nay các quận - huyện chưa được phân khai kinh phí hỗ trợ lãi vay.

Từ số liệu tổng vốn đầu tư, vốn vay, kinh phí đã phân khai hỗ trợ lãi vay (Bảng 6) và ước tính kinh phí hỗ trợ đối với các phương án còn dư nợ hỗ trợ cho đến hết thời gian được phê duyệt theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND, cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay (949.231 triệu đồng), sẽ huy động được 14,5 đồng vốn xã hội (13.847.771 triệu đồng), trong đó huy động từ tổ chức tín dụng là 8,8 đồng (8.403.278 triệu đồng), huy động trong dân là 5,7 đồng (5.444.493 triệu đồng).

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt đạt được

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố công tác triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả cao.

- Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị ban hành theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND), đã quy định rõ đối tượng, lĩnh vực, mức hỗ trợ, quy trình phê duyệt phương án, nội dung quy định chính sách dễ hiễu, rõ ràng. Điều này, giúp cho cán bộ quận – huyện, doanh nghiệp, hộ dân dễ tiếp cận, thực hiện, triển khai chính sách.

- Các Sở, ngành Thành phố, Hội đồng thẩm định Thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu và giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế.

- Công tác tuyên truyền, thông tin chính sách được tập trung thực hiện với nhiều hình thức như: hội nghị, tập huấn, báo chí, đài phát thanh, phóng sự tuyên truyền[2]. Do đó, chính sách đã được đông đảo người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện tích cực, chủ động tham gia thực hiện chính sách, hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập theo định hướng phát triển nông nghiệp đô thị. Tất cả các quận huyện còn sản xuất nông nghiệp[3] đều thành lập Hội đồng thẩm định phương án vay vốn, giúp cho quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt phương án thuận lợi, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của người dân.

- Chính sách quy định rõ quy trình, thành phần hồ sơ, cơ quan tiếp nhận theo từng bước, thời gian thực hiện, do đó đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước khi thực hiện thuận lợi. Đa phần các quận – huyện đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, vì vậy công tác xem xét, thẩm định phương án đạt hiệu quả cao, không gây phiền hà cho người dân. Việc thực hiện chính sách này thông qua cơ chế hỗ trợ lãi vay, do đó Ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong thẩm định, giám sát, kiểm tra phương án trước, trong và sau khi được phê duyệt. Điều này, góp phần quan trọng trong việc sử dụng ngân sách đúng đối tượng, đúng mục đích, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ việc thực hiện theo đúng phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Người dân vùng nông thôn rất quan tâm thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (giai đoạn 2011 đến nay đã có 24.611 lượt tổ chức, hộ dân, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp). Người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện chính sách xác định ngân sách Thành phố hỗ trợ một phần lãi vay, từ đó chủ động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Qua đánh giá và kiểm tra tình hình thực hiện cho vay tại các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cho vay thực hiện chính sách thấp.  Doanh nghiệp, hộ dân tham gia vay vốn đầu tư đúng mục đích.

- Đa phần các phương án vay vốn của người dân, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: tôm nước lợ, heo, bò sữa, hoa lan cây kiểng, rau an toàn, cả cảnh (chiếm khoảng 79% tổng số phương án vay vốn được hỗ trợ lãi vay). Trong một phương án, nội dung đầu tư ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cơ bản chiếm khoảng 45% so với toàn phương án vay vốn được hỗ trợ lãi vay, còn lại là đầu tư phát triển sản xuất như: giống, vật tư khác.

- Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh, có nhiều rủi ro cho người dân, doanh nghiệp khi đầu tư. Vì vậy, việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, còn gọi là chính sách hỗ trợ lãi vay trong thời gian qua đã giúp người dân, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị còn được xem là đòn bẩy khuyến khích người dân, doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người dân khu vực ngoại thành Thành phố, trung bình 1 phương án giải quyết cho khoảng 3 lao động địa phương.

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2011 đến nay, đã 24.611 lượt tổ chức, hộ dân, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư 13.847.771 tỷ đồng, trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi vay 8.403.278 tỷ đồng, bình quân vốn đầu tư là 562 triệu đồng/phương án (hộ nghèo là 86 triệu đồng/phương án) và vốn vay là 341 triệu đồng/phương án (hộ nghèo là 44 triệu đồng/phương án), tổng vốn vốn ngân sách dự kiến giải ngân hỗ trợ lãi vay đến hết thời gian phê duyệt phương án là khoảng trên 949,231 tỷ đồng. Kết quả thực hiện cho thấy: ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi vay 1 đồng vốn, đã huy động được 14,5 đồng vốn đầu tư trong dân và tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp (trong đó: trong dân 8,8 đồng và tổ chức tín dụng 5,7 đồng. Tổng số lao động (việc làm) tạo ra thông qua các phương án sản xuất được hỗ trợ lãi vay cho khoảng 61.180 lao động, trong đó có 6.317 lao động là đối tượng hộ nghèo.

- Qua công tác kiểm tra thực tế các phương án được hỗ trợ chính sách hỗ trợ này, cho thấy chính sách góp phần quan trọng giúp nhiều hộ dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả (lúa, mía) sang các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, như: cá Koi kiểng đạt lợi nhuận trung bình 50% (doanh thu bình quân đạt 10 - 15 tỷ đồng/ha/năm), hoa lan mokara đạt lợi nhuận trung bình 50% doanh thu (doanh thu bình quân đạt 2 tỷ đồng/ha/năm), tôm đạt lợi nhuận trung bình 30% doanh thu (doanh thu bình quân đạt 1,6 - 3 tỷ đồng/ha/vụ), hoa mai đạt lợi nhuận trung bình 50% doanh thu (doanh thu bình quân đạt 2 tỷ đồng/ha/năm).

- Diện tích đất nông nghiệp giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, giá trị sản xuất vẫn tăng cao. Năm 2018, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm 20.005 ha so với năm 2008, nhưng GRDP ngành nông nghiệp năm 2018 đạt 8.145.7 tỷ đồng, tăng 5.38 % so với cùng kỳ, bình quân giai đoạn năm 2008-2018 tăng 4.92%/năm, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 18.808 tỷ đồng tăng 5,42% so với cùng kỳ, giai đoạn 2008 – 2018 tăng bình quân 4,92%/năm. Do ảnh hưởng của dịch Covid nên GRDP ngành nông nghiệp năm 2020 đạt 10.167 tỷ đồng, tăng 2,06% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,37%). Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất canh tác tăng đều qua các năm, từ 158,5 triệu đồng/ha năm 2010, lên 375 triệu đồng/ha năm 2015, lên 450 triệu đồng/ha năm 2017 và đến cuối năm 2018 đạt 502 triệu đồng/ha/năm (cao nhất cả nước, gấp hơn 05 lần bình quân cả nước – theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình Xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ - Đồng bằng Sông Cửu Long, tổ chức vào ngày 13 tháng 9 năm 2019). Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp qua các năm: năm 2019 thu nhập của người dân vùng nông thôn 63,096 triệu đồng/người/năm, tăng 301,12% so với năm 2008 - năm đầu tiên bắt đầu thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (15,73 triệu đồng/người/năm). Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp qua các năm: Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn Thành phố bằng 55,5% so với thu nhập khu vực thành thị; đến năm 2010 là 66,5%, năm 2016 là 71,9%, năm 2019 là 72,57%.

- Quy mô vốn đầu tư, vốn vay/hộ, doanh nghiệp qua các năm tăng dần. Đặc biệt năm 2018-2020, bình quân vốn đầu tư 1.368 triệu đồng/hộ/phương án cao hơn 2,43 lần bình quân giai đoạn 2011 -  2019 (562 triệu đồng/hộ/phương án) và bình quân vốn vay có hỗ trợ lãi vay 805 triệu đồng/hộ/lượt vay vốn, cao hơn 2,36 lần so với bình quân giai đoạn 2011 - 2019 (341 triệu đồng/hộ/phương án).

2. Mặt hạn chế - nguyên nhân

- Việc triển khai chính sách đến với người dân, doanh nghiệp ở các quận vùng ven có sản xuất nông nghiệp còn chậm (huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 9, 12, Gò Vấp). Nguyên nhân do tốc độ đô thị hóa cao, số hộ sản xuất nông nghiệp giảm mạnh.

- Số lượng người dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi vay theo chính sách nhiều, nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức cho vay, do không có tài sản thế chấp hoặc chưa xây dựng phương án khả thi.

- Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đang cho phép thực hiện thí điểm xây dựng trên đất nông nghiệp tại 3 huyện (Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ), theo đó cho phép xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp không phân biệt chức năng sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện[4]: các huyện đã tiếp nhận 70 hồ sơ (huyện Củ Chi có 62 hồ sơ, Cần Giờ có 8 hồ sơ), đã giải quyết 66 hồ sơ (huyện Củ Chi 61 hồ sơ, huyện Cần Giờ 5 hồ sơ). Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp, người dân tại 02 huyện còn lại (huyện Bình Chánh, Hóc Môn) và các quận còn sản xuất nông nghiệp (thành phố Thủ Đức, quận 12) cũng gặp khó khăn khi xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, như: nhà lưới, chuồng, trại chăn nuôi; nhà kho để vật tư, nông sản, nhà sơ chế, chế biến sản phẩm,… khi có nhu cầu đầu tư sản xuất. Vì vậy, người dân, doanh nghiệp mong muốn Thành phố mở rộng thực hiện chương trình nay ra các 02 huyện (huyện Bình Chánh, Hóc Môn) và các quận còn sản xuất nông nghiệp (thành phố Thủ Đức, quận 12) nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân khi có nhu cầu đầu tư.

- Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến các hoạt động tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã hạn chế mở rộng đầu tư sản xuất.

- Ngày 13 tháng 12 năm 2019, Thanh tra Thành phố có Kết luận số 35/KLTT-TTTP-P3 về Thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc quản lý, sử dụng ngân sách, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2018, trong đó có nêu: “Tại Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về đối tượng sản xuất của phương án phải phù hợp với quy hoạch đối với thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, tuy nhiên không quy định đối tượng sản xuất của phương án phải phù hợp với quy hoạch đối với thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận huyện”. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều hộ dân có đất sản xuất (chăn nuôi) xen cài trong khu dân cư nhưng những hộ dân này đã sản xuất (chăn nuôi) lâu đời tại địa phương; một số hộ dân có đất sản xuất nông nghiệp đã được quy hoạch là đất đô thị, dự án công nghiệp, cảng, …nhưng chưa triển khai thực hiện. Thực tế, theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm của quận - huyện vẫn định hướng sản xuất nông nghiệp tại các khu vực này nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tạo sinh kế cho người dân, cải thiện thu nhập hộ dân trong thời gian chưa triển khai thực hiện quy hoạch. Vì vậy, nhiều phương án vay vốn không được quận – huyện phê duyệt (chấp thuận cho vay).

- Các quận - huyện chưa được phân khai kinh phí hỗ trợ lãi vay trong năm 2020. Vì vậy, nhiều hộ dân, doanh nghiệp chưa nhận được kinh phí hỗ trợ (Số kinh phí các quận - huyện đã đăng ký khoảng 85,849 tỷ đồng cho 10 quận huyện, cụ thể: huyện Hóc Môn: 3,686 tỷ đồng, huyện Nhà Bè: 1,654 tỷ đồng huyện Củ Chi: 45,905 tỷ đồng, Quận 9: 1,059 tỷ đồng, quận Gò Vấp: 0,845 tỷ đồng, quận Thủ Đức: 3,289 tỷ đồng, huyện Cần Giờ: 7,056 tỷ đồng, Quận 12: 9,163 tỷ đồng, quận Bình Tân: 0,467 tỷ đồng, huyện Bình Chánh: 12,725 tỷ đồng)./.

 


[1] Có 03 phương án đã được phê duyệt theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND với tổng vốn dầu tư là 6.438 triệu đồng, tổng vốn vay là 5.200 triệu đồng.

[2] Trung bình hàng năm tổ chức 60 lớp tập huấn, tuyên truyền chính sách với khoảng 3.600 lượt người tham dự tại xã, phường, thị trấn (bình quân 60 người/lớp), in ấn, phát hàng khoảng 10.000 cuốn cẩm nang, 20.000 tờ rời. Phối hợp với Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố, Báo Sài Gòn Giải phóng, Nông thôn ngày nay, đưa 07 tin/năm về các nội dung liên quan đến chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.

[3] Các quận huyện còn sản xuất nông nghiệp gồm: huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, thành phố Thủ Đức, Quận 12, quận Bình Tân, quận Gò Vấp.

[4] Theo Báo cáo số 6257/BC-SXD-CPXD ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Sở Xây dựng về sơ kết 6 tháng thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc