Ngành nghề nông thôn

Làng nghề đan đát Thái Mỹ

Thứ tư, 13/11/2019, 10:20 GMT+7

Làng nghề đan đát Thái Mỹ

Làng nghề đan đát Thái Mỹ
1. Vị trí địa lý

Làng nghề đan đát Thái Mỹ nằm trên địa bàn xã cùng tên nằm ở hướng Tây Nam huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 45 Km và cách thị trấn Củ Chi 10 Km. Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã An Tịnh – huyện Trảng Bàng Tây Ninh
- Phía Nam giáp xã Tân Mỹ – huyện  Đức Hoà – Long An
- Đông giáp xã Phước Thạnh, Phước Hiệp –  huyện Củ Chi
- Tây giáp Tỉnh Tây Ninh
Địa bàn xã có đường Tỉnh lộ 7 chạy dọc xuyên suốt từ hướng Bắc xuống hướng Nam của xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, trao đổi hàng hoá với bên ngoài.

 
Làng nghề đan đát Thái Mỹ
2. Lịch sử hình thành
Nghề đan lát Thái Mỹ được hình thành từ rất sớm cùng với sự hình thành của xã. Ban đầu người dân ở đây chỉ là đan đát để phục vụ cho cuộc sống gia đình, trong sản xuất nông nghiệp, dần dần người dân làm ra nhiều sản phẩm để đem ra chợ bán và sau đó người dân bắt đầu làm nhiều hơn hình thành nên nhiều cụm dân cư đan đát với nhiều sản phẩm khác nhau trên địa bàn xã Thái Mỹ.
Từ sau năm 1975 khi chiến tranh đã không còn diễn ra trên địa bàn nữa thì nghề có điều kiện phát triển hơn nên càng có nhiều nhà theo nghề này. Có lẽ do địa phương trồng rất nhiều tre nên người dân tại đây đã tận dụng mọi lợi thế sẵn có về nguồn nguyền liệu để phát triển nghề đan đát. 
Năm 1977, hợp tác xã đan đát Thái Mỹ được hình thành đã giúp cho nghề hoạt động mạnh hơn và không còn kiểu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ như trước nữa để chuyển sang kiểu sản xuất tập thể khi hợp tác xã trở thành người phân phối nguyên liệu cho mỗi xã viên làm nghề đồng thời cũng là người tìm đầu ra cho sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường bên ngoài. Ở vào thời điểm đầu những năm 1980, nghề phát triển khá rộng trên khắp địa bàn xã do sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ hết qua các nước Đông Âu.
Hiện nay làng nghề vẫn còn hoạt động nhiều với đủ các loại sản phẩm tại hầu hết các ấp trong xã do sự nhanh nhẹn và nhạy bén của người dân. Nhiều trường hợp hộ sản xuất nhỏ đã phát triển thành cơ sở sản xuất lớn tạo điều kiện cho nhiều người dân trong xã có công ăn việc làm. 
3. Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề hiện nay.
    Làng nghề đan đát Thái Mỹ hiện nay có 196 hộ tham gia sản xuất, trong đó: Cơ sở làm đầu mối cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm 04 cơ sở; Hộ gia công sản phẩm 192 hộ.
    Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng như rổ, rá, thúng, mủng, dần, sang, nia, sọt… nhưng điều có chung một nguồn nguyên liệu làm ra đó là trúc. Sản phẩm được sản xuất nhiều nhất tại làng nghề hiện nay là sọt đựng rau quả phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
 

          
Rổ    Lồng bàn    Sọt
          Để làm nên một cái sọt, trước tiên người thợ thực hiện cưa trúc thành những đoạn dài theo quy cách 2m. Trước đây công đoạn này thường do những người đàn ông trong gia đình dùng cưa bằng tay nên tốn nhiều công lao động. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy cưa sử dụng điện, người thợ thực hiện công việc đỡ vất vã, ít tốn công và năng suất lao động cao hơn.
        Công đoạn tiếp theo là thục những đoạn trúc đã được cưa ở bước trên thành nhiều cộng nhỏ. Thông thường đối với trúc loại 1 mỗi đoạn có thể thục thành 10 cộng, tùy vào yêu cầu của thành phẩm sau này. Công đoạn này cũng được cơ sở thực hiện bằng máy thục nên cho chất lượng các cộng trúc đều nhau, hạn chế những cộng bị lỗi về kích thước, hư, gãy khi chẻ bằng tay. Công đoạn này được được thực hiện khi trúc còn tươi, thanh trúc dẽo, mềm, hạn chế trúc gãy trong quá trình thục.
        Những đoạn trúc sau khi được thục sẽ được phơi khô (chỉ phơi khô đạt 60% để thanh trúc vẫn còn độ dẽo mềm).
 

     
Phơi nang sau khi chẻ  -  Chẻ nang bằng máy - Chẻ cây mun làm nẹp và vành  - Công đoạn uống vành  - Đan thành sọt - Cố định giỏ bằng nẹp - Sản phẩm hoàn chỉnh
           Sau khi phơi xong những thanh trúc này được đưa vào máy chẻ thành những sợi nang có độ dày mõng tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm (đan thành sọt, giỏ)

           Nghề đan lát vốn dĩ không khó nên từ già tới trẻ ở đất Thái Mỹ đều làm được, từ ông bà, cha mẹ, từ con trai, con gái cho đến nàng dâu, chàng rể, cháu nội, cháu ngoại đều lành nghề.
           Sọt sau khi đan xong được nhập trở lại cơ sở để đóng nẹp thành sản phẩm, nẹp được làm từ cây mum giống như cây trúc nhưng có độ cứng cao hơn.
          Cây mun sau khi được cắt khúc có kích thước phù hợp sẽ được chẻ ra với bề ngang khoảng 2 - 3 cm với độ mỏng vừa phải mỗi sọt sử dung 4 nẹp, người thợ khéo léo luồng nẹp qua sọt, sau đó cắt bỏ phần thừa trên vành và mang đi bắn đinh cho cố định và hoàn thành sản phẩm.        

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc