Ngành nghề nông thôn

Làng nghề muối Lý Nhơn

Thứ tư, 13/11/2019, 15:10 GMT+7

Làng nghề muối Lý Nhơn

1. Vị trí địa lý

Xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ nằm về phía Nam của ngoại thành TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 60 km; có toạ độ địa lý: 10022’14’’ -10040’00’’ vĩ độ bắc; 106046’12” - 107000’50’’ kinh độ đông.

Giới hạn địa lý:
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ;
- Phía Nam giáp biển đông ở cửa sông Soài Rạp;
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tiểu khu 8, 9,10 (An Thới Đông) và tiểu khu 11 (Long Hoà) qua sông Vàm Sát – Lò Rèn - Dinh Bà;
- Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An qua sông Soài Rạp.

Lý Nhơn có 2 con sông lớn (sông Vàm Sát và sông Soài Rạp) chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội với bên ngoài theo hướng đường thủy, nhất là các hướng từ Tiền Giang, Long An,Vũng Tàu, nội thành TP.HCM.

2. Lịch sử hình thành.
           Lịch sử hình thành làng nghề muối Lý Nhơn gắn liền với lịch sử hình thành xã Lý Nhơn.
Tương truyền vào những năm cuối thế kỷ XVI cuộc di dân lần thứ nhất của Chúa Nguyễn đã tác động đên sự hình thành và phân bô dân cư ở vùng Rừng Sác. Ngày ấy có một Ông lão họ Lý tên Nhơn đã đem vợ con vượt biển, ông tấp vô mảnh đất hoang vu chưa hề có dấu chân người ven cửa biển cần Giờ. Tại nơi đây ông đã dựng nhà, làm ruộng sinh sống. Lâu đần có thêm một số người vượt biển ghé vô, họ tụ lại trên vùng đất mà ông lão họ Lý đang khai phá, dựng lên xóm nhỏ đầu tiên với vài nóc nhà lá đơn sơ. Ông đã dạy cho bà con xây dựng xóm làng, phát cây cuốc đất làm ruộng, làm muối, nuôi và đánh bắt tôm cá ven biển ... Để tỏ lòng nhớ ơn người đầu tiên đã có công khai phá vùng đất này, bà con ở đây đã tôn ông lão họ Lý là bậc “Tiền hiền khai khẩn” và lấy họ ông đặt cho mảnh đất phía tây Cần Giờ là Lý Nhơn.
          Năm 1836-1862 tỉnh Phiên An đổi thành tỉnh Gia Định, lúc này địa bàn Cần Giờ xưa thuộc về tỉnh Gia Định, phủ Tân Bình, Huyện Bình Dương, tổng Bình Trị Thượng, Cần Giờ khi ấy có thôn xã Bình Khánh thôn xứ Soài Rạp, thôn xã Cần Thạnh thôn xứ Cần Giờ, Đồng Hòa, Long Thạnh và thôn xã Lý Nhơn thôn xứ Đồng Tranh. Cái tên Lý Nhơn chính thức được nhắc đến nhiều trên các văn bản địa bạ từ đó.

   Năm 1867 Pháp lại thực hiện thay đổi ranh giới hành chính và địa danh, tỉnh Gia Định được đổi thành tỉnh Sài Gòn.
   Năm 1871 đến năm 1874, Pháp đổi địa bàn Cần Giờ nằm trong hạt Sài Gòn.
   Năm 1885, Hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Bình Hòa.
   Năm 1889 đổi là hạt Gia Định.
   Ngày 20/12/1889 hạt Gia Định đổi thành tỉnh Gia Định khi các cấp phu và huyên bị bãi bỏ, địa bàn cần Giờ chia thành 2 tổng trực thuộc tỉnh Gia Định là Tổng An Thít và tổng Cần Giờ. Tổng Cần Giờ gồm sáu làng: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Tân Thạnh, Thạnh Thới và Lý Nhơn.
   Năm 1920 tổng Cần Giờ gồm năm làng: Lý Nhơn, Tân Thạnh, Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh.
   Năm 1959 xã Lý Nhơn trở thành một trong 12 xã của huyện Duyên Hải - Đồng Nai cho đến năm 1969.

       Sau giải phóng (ngày 28/02/1978) cần Giờ được giao về Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành huyện ngoại thành của thành phố Hô Chí Minh.  
Ngày 18/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 405/HĐBT đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ hôm nay; Xã Lý Nhơn là một trong 7 xã, thị trấn của huyện cần Giờ.

3. Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề hiện nay.
Theo số liệu thống kê, niên vụ muối năm 2019 (từ 30 tháng 12 năm 2018 đến 10 tháng 5 năm 2019) làng nghề muối Lý Nhơn có 487 hộ tham gia sản xuất muối với 1.470 lao động. 

Tổng diện tích sản xuất muối của làng nghề trong niên vụ năm 2019 là 986 ha, trong đó:

- Diện tích sản xuất muối bạt là 964 ha
- Diện tích sản xuất muối đất là 22 ha
Sản lượng muối của làng nghề trong niên vụ 2019 là 66.784 tấn, trong đó:
- Sản lượng muối bạt: 65.552 tấn
- Sản lượng muối đất: 1.232 tấn./.
 

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc