Phát triển nông thôn và bố trí dân cư

Quyết định số 2393-qđ-ubnd ngày 03 tháng 07 năm 2020 của UBND thành phố về phê duyệt chương trình chuyển đổi số của TP. HCM

Thứ hai, 18/04/2022, 10:48 GMT+7

QUYẾT ĐỊNH SỐ 2393/QĐ-UBND NGÀY 03 THÁNG 07 NĂM 2020 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

      Ngày 03 tháng 7 năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2393/QĐ-UBND về quyết định phê duyệt chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh.

       Theo đó, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh là phát triển chính quyền số, kinh tế số, chuyển đổi số trong các ngành với tinh thần: “Là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực. Thực hiện tăng trưởng xanh”.

         Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025:

  • 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiêu người dân, doanh nghiệp được tích họp lên cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên cống Dịch vụ công quốc gia, cổng Dịch vụ công và Hệ thông thông tin một cửa điện tử thành phô Hô Chí Minh được xác thực điện tử.
  • 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và họp nhất từ hệ thống Trung ương.
  • Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
  • 60% các hệ thống thông tin của các sở, ngành, quận, huyện có liên quan đên người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Nen tảng tích họp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại.
  • 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hô sơ công việc tại câp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gôm hô sơ xử lý công việc có nội dung mật).
  • 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phô và kêt nôi hệ thông báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
  • Triến khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đên Uy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thông tại các cuộc họp của ủy ban nhân dân.
  • Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở được kết nối với các CSDL quôc gia (gôm CSDL quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm) để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội;
  • Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 5 địa phương đúng đầu về chính phủ điện tử;

     - Kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

    - Thành phố thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 3 vê chỉ số cạnh tranh (GCI), nhóm 2 về đổi mới sáng tạo (GII), nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng (GCI);

     - Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã;

     - Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

     - Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%./.
Người viết : Phạm Minh Nhật
Ý kiến bạn đọc