Ngày 17 tháng 4 năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1467/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số 29-CTrHĐ/TU ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành ủy Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
1. Mục tiêu đến năm 2030: Thành phố có 900 tổ hợp tác, 815 hợp tác xã, 12 liên hiệp hợp tác xã.
2. Tầm nhìn đến 2045: Thành phố có 1.500 tổ hợp tác, 1.265 hợp tác xã, 18 liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã Thương mại Thành phố - Saigon Co.op là 01 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận.
Hình 1: Vườn lan của HTX hoa lan Huyền Thoại, Củ Chi
3. 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
3.1. Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hưó’ng xã hội chủ nghĩa
Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, quán triệt đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người dân về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới; tránh tình trạng nhận thức không thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thế, hợp tác xã là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên các đơn vị. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, kết họp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên. Tập trung 04 quan điểm nhận thức đã cụ thể tại điểm 1 Mục III Nghị quyết số 20-NQ/TW.
Xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú; kịp thời khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các tổ chức kinh tế tập thế hoạt động hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển
Rà soát, đề xuất trình cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế tập thể; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng xác định các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân (đầu tư công - quản trị cộng đồng); trong đó tập trung nguồn lực, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế tập thể và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng thời kỳ với một số chính sách cụ thể gồm: Chính sách phát triển nguồn nhân lực, Chính sách đất đai, Chính sách tài chính, Chính sách tín dụng, Chính sách khoa học - công nghệ, Chính sách hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường, Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, Chính sách bảo hiểm xã hội.
3.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tố chức kinh tế tập thể
- Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng của kinh tể tập thể: Nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (nợ nhà nước, nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên, thành viên nợ hợp tác xã...); các quan hệ vê tài sản của hợp tác xã, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai.
- Chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại các hợp tác xã tín dụng, nhất là xử lý một số hợp tác xã tín dụng yếu kém.
- Phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo vệ lợi ích của thành viên trong hợp tác xã; vận động thành viên hợp tác xã góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động hợp tác xã thu hút thêm thành viên mới; quan tâm phát triển cả hợp tác xã nông nghiệp và phi nông nghiệp; tháo gỡ rào cản, quy định nhằm nâng cao khả năng huy động và tiếp cận nguồn lực cho các hợp tác xã.
- Tập trung ưu tiên bố trí và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, cải thiện tiềm lực tài chính và quy mô cho hợp tác xã.
- Nâng cao hoạt động của các hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã.
- Đề xuất nghiên cứu, xây dựng thí điểm một số liên đoàn hợp tác xã hoạt động chuyên môn hoá cao trong một số ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thế hoạt động có hiệu quả; sớm khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể.
3.4. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với kinh tế tập thể
- Củng cố vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; thường xuyên rà soát, kiện toàn, bổ sung các thành viên Ban Chỉ đạo nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt, toàn diện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, điều hành giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Tăng cường trách nhiệm của các thành viên là các cơ quan chuyên ngành về kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; chủ động đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo của các cấp để phân công trách nhiệm rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tại địa phương.
- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật của hợp tác xã; hỗ trợ, hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động; tránh tình trạng buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tố chức, hoạt động của hợp tác xã. Chính quyền các cấp cần phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã, không can thiệp vào công việc nội bộ của hợp tác xã đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh và công tác nhân sự.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, kinh tế, thương mại, công nghệ cho thành viên, những người tham gia kinh tế tập thể.
- Quan tâm, phát triển các tổ chức, cơ sở đảng, đoàn thể trong tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã.
3.5. Tăng cuòng sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Thành phố đối với phát triển kinh tế tập thể
- Tập trung vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đặc biệt là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đưa phát triển kinh tế tập thể là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương.
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố và các tổ chức hội, hiệp hội khác tăng cường vận động, giáo dục quần chúng, thành viên tự nguyện tham gia và thực hiện các quy định pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cần có chương trình, kế hoạch hành động, phối hợp với các tô chức thành viên trong việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã./.
H2: Sản xuất rau thủy canh HTX nông nghiệp Tuấn Ngọc, Thủ Đức