Thủ tục hành chính

Chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và Môi trường

Thứ hai, 12/05/2025, 16:26 GMT+7

Căn cứ Quyết định số 778/QĐ-BNNMT ngày 11/4/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành về việc công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 25/4/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chính lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, trong đó có 04 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Nội dung chi tiết của chuẩn hóa 04 thủ tục hành chính, như sau:
1. Tên thủ tục hành chính: Công nhận làng nghề truyền thống 

z6594004516209_5c776e15d070f285cb45680dd5f7e5f6Làng nghề truyền thống sản xuất muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận năm 2024
a) Trình tự thực hiện: 
Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống nông thôn. 
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống. 
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận; Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có 
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 
- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):
+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP;
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):
+  Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; 
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề; 
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Tên thủ tục hành chính: Công nhận nghề truyền thống 
a) Trình tự thực hiện: 
Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống. 
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ gồm
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có 
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; 
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. 
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn
3. Tên thủ tục hành chính: Công nhận làng nghề 
z6593994326568_94efeb6942ee12ff7701fc7237889929_1Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận năm 2024
a) Trình tự thực hiện 
Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề. 
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn;
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;
+Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh 
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không 
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có 
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính  
- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn
4. Tên thủ tục hành chính: Hỗ trợ dự án liên kết (cấp tỉnh)
a) Trình tự thực hiện 
- Bước 1. Chủ đầu tư dự án liên kết gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Môi trường. 
- Bước 2. Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Môi trường thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định gồm Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường là chủ tịch hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan. 
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Môi trường có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt. 
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Môi trường phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư dự án liên kết được biết. 
- Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết;
b) Cách thức thực hiện: 
Theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và Môi trường nơi thực hiện dự án.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn đề nghị của chủ dự án (theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);
+ Dự án liên kết (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);
+ Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;
+ Bản sao chụp các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);
+ Bản sao chụp hợp đồng liên kết.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Môi trường thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Môi trường có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt. 
- Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Môi trường phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư dự án liên kết được biết. 
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 
Là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 
Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 
Quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.
h) Lệ phí:  Không có
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 
- Mẫu số 01. Đơn đề nghị hỗ trợ liên kết
- Mẫu số 02. Dự án liên kết
- Mẫu số 03. Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết
- Mẫu số 04. Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết)
- Mẫu số 05. Bản cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Hợp đồng liên kết được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
- Liên kết đảm bảo ổn định:
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 05 năm;
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 03 năm.
- Dự án liên kết có sự hỗ trợ của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Người viết : ĐXKhánh
Ý kiến bạn đọc