Cơ điện, ngành nghề nông thôn

Nội dung Chỉ thị số 42-CT/TU của Thành ủy TP.HCM triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
23/05/2025
Ngày 13 tháng 3 năm 2025, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU, triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới toàn diện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn trong giai đoạn mới.
Thông báo Về ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật trên đường bộ và bằng phương tiện thủy nội địa
20/05/2025

Ngày 12 tháng 5 năm 2025, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1855/QĐ-UBND về ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật trên đường bộ và bằng phương tiện thủy nội địa.

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2025
14/05/2025

Ngày 16 tháng 4 năm 2025, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 2606/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2025.

Phát triển sản xuất muối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
12/05/2025

Hiện nay, Huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) là địa phương duy nhất của Thành phố sản xuất muối. Huyện Cần Giờ với vị trí tự nhiên tiếp giáp với biển Đông, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề làm muối, đây là nghề truyền thống trên 50 năm tại huyện. Hiện toàn huyện Cần Giờ có 686 hộ dân sản xuất muối, với tổng diện tích sản xuất 1.540 ha.

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới, áp dụng từ 01/6/2025
12/05/2025
Ngày 07/5/2025, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 67/2025/QĐ-UBND, quy định mức giá cụ thể cho các dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý. Quyết định này nhằm thay thế các quy định trước đó, như Quyết định 20/2021/QĐ-UBND và Quyết định 38/2018/QĐ-UBND, để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý chất thải hiện nay.
Hưởng ứng “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025"
07/05/2025

     Ngày 21 tháng 4 năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Quyết định số 982/QĐ-BNNMT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
     Tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đồng thời thúc đẩy các giải pháp, chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các cấp, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người lao động. 
     Đồng thời tăng cường tuyên truyền Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
     Sở Nông nghiệp và Môi trường thông tin yêu cầu các cấp, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người lao động thục hiện một số hoạt động như sau:
- Tổ chức các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm về an toàn, vệ sinh lao động để mang tính hiệu quả cao.
- Công tác ATVSLĐ phải được duy trì thường xuyên, liên tục trong cả năm, trong đó Tháng hành động về ATVSLĐ là đợt cao điểm. Các hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ phải bảo đảm thiết thực, tránh lãng phí, hình thức.
     CHỦ ĐỀ CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ ATVSLĐ NĂM 2025
     Nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc; Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025 được phát động với chủ đề sau: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.
     Thời gian tổ chức: Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 được tổ chức từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 5 năm 2025.

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2025
05/05/2025

      Ngày 17 tháng 4 năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có Công văn số 1189/BNNMT-TL về tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.

     Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường hàng năm (từ ngày 29/4 đến ngày 5/6) do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998 được các Ban ngành Trung ương, địa phương, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tích cực hưởng ứng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân.

      
                   z6569169079361_3f54b26f60522f2f6bff2f7a359e04df

     Hưởng ứng tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chọn chủ đề “Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia của người dân, hộ gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương trong việc chung tay thực hiện công tác nước sạch nông thôn hướng tới bảo vệ nguồn nước, môi trường sống, khai thác và sử dụng nước tiết kiệm, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025.
     Thời gian thực hiện: Từ ngày 29/4/2025 đến ngày 6/5/2025, có thể kéo dài đến ngày Môi trường Thế giới 5/6/2025 và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác như ngày Môi trường Thế giới, ngày 30/4 và 1/5… 
     Với các hoạt động chính:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình…), treo biểu ngữ, áp phích, phân phát tài liệu, tờ rơi với mục tiêu, nội dung về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại địa phương.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tuyến trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử của các tổ chức chính trị xã hội, các trường học tại địa phương nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Đối với các trường học, có thể lồng ghép hoạt động giáo dục, tuyên truyền về các nội dung trên vào các bài giảng của giáo viên trong các tiết học.
     Các thông điệp chính: 
- Đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường là trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi người dân.
- Thực hiện cấp, trữ nước an toàn để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
- Sử dụng nước một cách tiết kiệm, hiệu quả vì một tương lai bền vững.
- Bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và vệ sinh vì chất lượng cuộc sống.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch góp phần kiểm soát dịch bệnh./.