Cơ điện, ngành nghề nông thôn

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ bảy, 07/12/2024, 14:04 GMT+7

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

     Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) được bắt nguồn từ những năm đầu thập niên 70 tại Nhật Bản, Chương trình đã được hình thành với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh, liên kết sản xuất và gia tăng giá trị. Sau khi Chương trình được thực hiện thành công ở Nhật Bản, đến nay có trên 40 quốc gia trên thế giới đã áp dụng Chương trình này.
     Từ hiệu quả triển khai Chương trình của các nước trên thế giới, ngày 07 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP), với mục tiêu: “Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn”.
     Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP) và Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; theo đó Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, theo đó xác định rõ những sản phẩm cần tập trung phát triển, gồm: phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố: 1Rau; 2hoa cây cảnh; 3bò sữa; 4heo; 5tôm nước lợ; 6 cá cảnh; phát triển 06 sản phẩm thuộc 06 làng nghề truyền thống: Hàng nghề đan đát Thái Mỹ, 2làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đồng, 3làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), 4làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), 5làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), 6làng nghề muối Lý Nhơn (huyện cần Giờ); phát triển 04 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố: “khô cá dứa một nắng cần Giờ; 2khô cá đù một náng Cần Giờ; 3khô cá sặc một nắng Củ Chi; 4tổ yến cần Giờ; và phát triển 01 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện cần giờ: sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ). Xác định các sản phẩm này là những sản phẩm OCOP của Thành phố.
     Giai đoạn 2018-2020, Thành phố đã ban hành Chương trình OCOP phạm vi thực hiện chỉ tập trung tại các huyện trên địa bàn Thành phố và sản phẩm nông nghiệp chủ lực, 06 làng nghề truyền thống. Trên cơ sở đó, Thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định của Trung ương đối với 28 sản phẩm của 11 chủ thể, trong đó: 27/28 sản phẩm đã được thành phố công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao, phân hạng 01/28 sản phẩm đề xuất Trung ương xem xét công nhận 5 sao (là sản phẩm bột sau má có đường của Công ty Thiên Nhiên Việt, tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi).

     Ngày 01tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm, theo đó đề ra các nội dung giải pháp thực hiện: 1. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; 2. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; 3. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; 4. Về quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; 5. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; 6. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình; 7. Tăng cường chuyển đổi số.
     Ngày 08 tháng 6 năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1943/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025. Đến nay, Thành phố đã ban hành Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1943/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025.
     Giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP Thành phố được triển khai với nhiều điểm mới trong đó có 03 điểm đáng chú ý, một là mở rộng phạm vi triển khai Chương trình trên toàn địa bàn Thành phố; hai là mở rộng đối tượng thực hiện sang 06 nhóm ngành (gồm: thực phẩm; sản phẩm đồ uống; Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; sản phẩm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm sinh vật cảnh; sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch) và ba là phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, phân hạng và công nhận đối với sản phẩm OCOP 03 sao (trước đây do Thành phố đánh giá, công nhận). Đây được xem là các giải pháp quan trọng thu hút đông đảo cộng đồng tham gia Chương trình và giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
     Kết quả đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP: Đến nay, Thành phố đã công nhận 143 sản phẩm OCOP của 60 chủ thể, trong đó, 36 sản phẩm đạt chuẩn 04 sao và 107 sản phẩm đạt chuẩn 03 sao. Ngoài ra, UBNDTP có Công văn số 938/UBND-KT ngày 29 tháng 3 năm 2022 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP năm 2021 đối với sản phẩm Bột rau má có đường (Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt) - đề xuất xếp hạng 5 sao.

     TP Hồ Chí Minh với đặc điểm nông nghiệp đô thị, khoa học công nghệ phát triển, điểm nhấn sản phẩm OCOP Thành phố sẽ là tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng phát triển sản phẩm thực phẩm chế biến sâu, sản phẩm có ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất; sản phẩm mang ý tưởng mới, sáng tạo; sản phẩm có gắn kết với hoạt động du  lịch.
     Trong thời gian tới, để phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố hiệu quả hơn, Thành phố cần tập trung một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền như sau:
     1. Thường xuyên phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ trực tiếp phụ trách Chương trình OCOP trên địa bàn và các chủ thể, các đối tượng có liên quan:
     - Về mục tiêu, ý nghĩa của việc tham gia Chương trình OCOP, quy trình, hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
     - Về các chính sách hỗ trợ chủ thể phát triển cho sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố hiện nay như:
     + Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2023 của HĐNDTP về hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, trong đó có hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm OCOP, với mức hỗ trợ: NSNN hỗ trợ 100% lãi suất đối với những dự án đầu tư phát triển sản phẩm OCOP ứng dụng công nghệ cao.
     + Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày ngày 19 tháng 9 năm 2023 của HĐNDTP về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, với mức hỗ trợ: NSNN hỗ trợ 30% vốn đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết.
     + Nghị quyết 19/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố Theo đó, các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Mức hỗ trợ: hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết.
     + Bên cạnh đó, các chủ đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố có thể tham gia vay vốn, với mức vay ưu đãi trên địa bàn thành phố từ Quỹ trợ vốn xã viên HTX (thuộc Liên minh HTX); Quỹ hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân); Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (thuộc Hội Phụ nữ).
     - Về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, về các quy định pháp lý đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP.

     2. Thông tin, tuyên truyền qua cẩm nang, tờ rơi
     - Xây dựng tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền: về mục tiêu, ý nghĩa của việc tham gia Chương trình OCOP, quy trình, hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; các chính sách hỗ trợ chủ thể phát triển cho sản phẩm OCOP trên địa bàn    Thành phố hiện nay; danh mục sản phẩm OCOP tiêu biểu Thành phố
     - Hình thức tuyên truyền: phát cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý Chương trình OCOP tại địa phương hoặc phát cho người tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn.

     3. Thông tin, tuyên tuyền qua đài phát thanh của xã, huyện
     Định kỳ, sáng chủ nhật, 01 lần/tuần hoặc 02 tuần/lần (6g00) thực hiện phát thanh trên đài phát thanh của xã, huyện về các nội dung liên quan về mục tiêu, ý nghĩa của việc tham gia Chương trình OCOP, quy trình, hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; các chính sách hỗ trợ chủ thể phát triển cho sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố hiện nay hoặc cập nhật các chỉ đạo, thông tin mới về triển khai Chương trình.
     4. Thông tin tuyên truyền trên báo chí, truyền hình
     Phối hợp với các đơn vị báo chí, đài truyền hình nhằm đưa tin, phóng sự, bài viết giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, các gương điển hình, thông tin về các chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP,… nhằm tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
     5. Tổ chức khảo sát, học tập các mô hình về phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả của các tỉnh thành
Phối hợp với các tỉnh thành tổ chức khảo học tập các mô hình về phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả cho các chủ thể OCOP tiêu biểu, cán bộ quản lý Chương trình tại địa phương nhằm học hỏi cách làm hay, sản phẩm mới,...

Người viết : Trần Thị Thơ
Ý kiến bạn đọc