Quy trình công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Làng nghề, ngành nghề nông thôn có vai trò vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số ngành nghề nông thôn không chỉ đóng góp trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa.
Những ngành nghề nông thôn mới tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định như trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải kể đến như: Hoa lan, hoa mai, cá cảnh, yến, sản phẩm thủy sản qua chế biến… cần được tập trung phát triển.
Nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có liên quan nắm bắt và hiểu rõ về quy trình công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các văn bản khác có liên quan, Chi cục Phát triển nông thôn thông tin như sau:
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống và gửi hồ sơ đến Chi cục Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng xét duyệt chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định, ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ gồm:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề và gửi hồ sơ đến Chi cục Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng xét duyệt chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định, ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ gồm:
- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn;
- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;
- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống và gửi hồ sơ đến Chi cục Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng xét duyệt chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định, ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ gồm:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):
+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP;
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.