Phát triển nông thôn và bố trí dân cư

Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 01/01/2023 của Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thứ sáu, 24/02/2023, 09:08 GMT+7

Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

     Ngày 01 tháng 01 năm 2023, Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể:

Giới thiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Hội trường Thành ủy 

     I.MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
     1.Mục tiêu tổng quát đến năm 2030
     Nông dân văn minh: nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, nếp sống văn minh, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao; giữ vững vị thế, vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của thành phố. Nông nghiệp sinh thái: nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực của khu vực. Nông thôn hiện đại: nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
     2.Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
     -Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 2%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm.
     -Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm.
     -Phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030; phấn đấu 100% số huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó, có 50% số huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; cấp Thành phố: được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao.
     -Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.
     -Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 100%.
     -Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 90%.
     -Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 16,0% vào năm 2025 và 16,24% vào năm 2030 và duy trì ổn định tỷ lệ che phủ, nâng cao chất lượng rừng ở giai đoạn tiếp theo.
     -Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.
     3.Tầm nhìn đến năm 2045
     Nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.
     II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
     1.Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn
     -Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo.
     -Triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; chính sách thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn.
     -Bảo đảm quyền làm chủ của nông dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới.
     -Phát huy vai trò của Hội Nông dân thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã thành phố và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật, kiến thức sản xuất kinh doanh, khoa học - công nghệ cho nông dân.
     2.Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng
     -Cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác lợi thế của địa phương, theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính.
     -Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phục vụ yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố. 
     -Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của ngành nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
     3.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho cư dân, lao động nông thôn
     -Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị, từng bước tiệm cận về điều kiện hạ tầng, dịch vụ của đô thi; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghệ chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
     -Phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Đồng thời, phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông sản; đẩy mạnh các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
     -Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
     4.Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; cải thiện nhanh điều kiện sống vùng nông thôn
     -Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao.
     -Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, thân thiện với môi trường, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả vì lợi ích của người dân.
     -Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, định hướng phát triển của thành phố trong tương lai.
     5.Đề xuất đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
     -Nghiên cứu, đề xuất Bộ ngành trình Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai để thống nhất quản lý, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, nhất là đất lúa.
     -Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
     -Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.
     -Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là hợp tác xã; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
     -Nghiên cứu, đổi mới hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho các tổ chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
     6.Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
     -Đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ.
     -Tập trung triển khai Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh, Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao, các chương trình khuyến nông, khuyến công.
     -Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ công lập.
     -Triển khai có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo hướng đổi mới toàn diện hình thức tổ chức và nội dung đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường.
     7.Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai
     -Quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng xanh.
     -Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm tài nguyên, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm chất thải, thân thiện với môi trường.
     -Dự báo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến hệ thống công trình thủy lợi. Phát triển rừng ngập mặn đầu nguồn huyện Cần Giờ, bảo đảm chống chịu được thiên tai theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Tăng cường bảo vệ, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
     8.Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực
     -Chú trọng phát triển thị trường nông sản trong nước, chủ động khai thác hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
     -Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại thành phố.
     -Mở rộng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, nhất là công nghệ chế biến, bảo quản, công nghệ giống, công nghệ môi trường, tái sử dụng phụ phẩm.
     9.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn
     -Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu  trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xã hội hóa, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ công.
     -Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
     -Phát huy quyền làm chủ của người dân ở cơ sở, tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Người viết : Lê Hoài Vũ
Ý kiến bạn đọc