Giảm nghèo và an sinh xã hội

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo trên địa bàn Thành phố.

Thứ năm, 08/11/2018, 14:32 GMT+7

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo trên địa bàn Thành phố.

1. Về công tác triển khai các chủ trương, chính sách thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016-2020

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 2311/KH-UBND ngày 21 tháng 04 năm 2017, Về tổ chức Hội nghị ký kết Kế hoạch liên tịch về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh;

- Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững Thành phố ban hành:

+ Báo cáo số 97/BC-BCĐCTGNBV ngày 22/5/2017, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố năm 2016 và Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo năm 2017.

+ Tờ trình số 98/TTr-BCĐCTGNBV ngày 25 tháng 5 năm 2017 Về  đề nghị ban hành Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu và giải pháp giảm nghèo của Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố từ năm 2017 đến năm 2020;

+ Công văn số 106/BCĐCTGNBV ngày 05 tháng 6 năm 2017 về đề nghị phê duyệt kế hoạch tập huấn cán bộ giảm nghèo bền vững các cấp năm 2017.

2. Công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Đầu năm 2017 Thành phố có 50.213 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,52 % tổng hộ dân Thành phố, được phân ra làm 3 nhóm hộ theo thứ tự ưu tiên:

- Hộ nghèo Nhóm 1: 5.293 hộ, tỷ lệ 0,27%.

- Hộ nghèo Nhóm 2: 39.879 hộ, chiếm tỷ lệ 2%.

- Hộ nghèo Nhóm 3: 5.041 hộ, tỉ lệ 0,25%, được chia ra làm 2 nhóm:

+ Nhóm 3a: 3.653 hộ, tỷ lệ 0,18%.

+ Nhóm 3b: 1.388 hộ, tỷ lệ 0,07%.

Hộ cận nghèo có 46.529 hộ, chiếm tỷ lệ 2,33% tổng hộ dân Thành phố. Thành phố không còn hộ nghèo có thu nhập trong chuẩn nghèo Quốc gia và cơ bản không còn hộ nghèo có thu nhập trong chuẩn cận nghèo Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

2. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo:

a) Chương trình cho vay vốn ưu đãi và tín dụng nhỏ:

- Quỹ xóa đói giảm nghèo: Tính đến ngày 30/6/2017, tổng quỹ XĐGN là 664,121 tỷ đồng, tăng 179,829 tỷ đồng so với đầu năm (do nguồn ngân sách Thành phố bổ sung 150 tỷ đồng, lãi tiền gởi ngân hàng nguồn vốn quỹ XĐGN thành phố 0,009 tỷ đồng, nguồn ngân sách và vận động của quận huyện tiếp tục ủy thác sang ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay 29,82 tỷ đồng); quỹ đang trợ vốn cho 32.012 hộ nghèo và dự án, với số tiền 556,455 tỷ đồng; Ủy thác qua Quỹ Quốc gia về việc làm 26.795 tỷ; Ủy thác Hội nông dân thành phố 0,002 tỷ đồng.

- Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố (Quỹ 156): Tính đến 30/06/2017, tổng nguồn quỹ là 322,033 tỷ đồng, trong đó: ngân sách Thành phố cấp ban đầu 50 tỷ đồng và các chủ đầu tư đóng góp kinh phí là 271,605 tỷ đồng, lãi tiền gửi ngân hàng của quỹ là 427 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm quỹ đã hỗ trợ cho vay 323 hộ với 9.200 tỷ đồng. Dư nợ đến 30/06/2017 là 120,441 tỷ đồng.

- Quỹ Quốc gia về việc làm: Tính đến 30/06/2017, tổng nguồn vốn là 800,457 tỷ đồng, trong đó: ngân sách Trung ương 126,193 tỷ đồng, vốn ngân sách Thành phố 240 tỷ đồng, nguồn ủy thác quận, huyện 7.505 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, đã giải ngân được 286,364 tỷ đồng của 9.986 dự án, giải quyết việc làm cho 10.288 lao động. Dư nợ đến 30/06/2017 là 772,585 tỷ đồng của 16.365 dự án cho 32.431 lao động

- Hỗ trợ hỏa táng cho 185 hộ nghèo với tổng số tiền là 462,5 triệu đồng, 79 hộ cận nghèo với tổng số tiền là 118,5 triệu đồng.

- Xây dựng nhà tình thương: 150 căn, tổng số tiền: 6,717 tỷ đồng, Sửa chữa chống dột: 216 căn, tổng số tiền: 3,764 tỷ đồng, Xây nhà tình nghĩa: 22 căn, tổng số tiền: 1,380 tỷ đồng.

- Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 20.556 hộ nghèo nhóm 1, 2 từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017 với tổng số tiền là 3,379 tỷ đồng (theo báo cáo của 9 quận, huyện).

- Đã thực hiện công tác đào tạo nghề ngắn hạn cho 2.290 lao động nghèo và cận nghèo. Giới thiệu việc làm trong nước cho 7.152 lao động nghèo và cận nghèo. Giới thiệu việc làm ngoài nước (XKLĐ): 02 trường hợp (quận 1 và quận Bình Tân).

- Thành phố đã mua và cấp phát 293.565 thẻ BHYT năm 2017 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vượt chuẩn cận nghèo.

b) Đánh giá chung:

- Mặt được:

+ Thành phố tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016-2020; trong đó, trọng tâm là hỗ trợ vay vốn, công tác chăm lo Tết nguyên đán năm 2017 thực hiện cấp thẻ BHYT năm 2017 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo thẻ BHYT năm 2017 cấp đến hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng ngay từ 01/01/2017, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi xã hội và an sinh xã hội.

+ Tập trung chỉ đạo giám sát kết quả kiểm tra hiệu quả giảm nghèo 2016 và thực hiện cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hộ làm cơ sở sơ kết để đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2016 và triển khai kế hoạch thực hiện chỉ tiêu và giải pháp giảm nghèo năm 2017 và giai đoạn 2016-2020 với lộ trình giảm nghèo phù hợp với thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và từng địa phương; đồng thời phối hợp cùng các Sở ngành chức năng dự thảo Đề án thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và giải pháp giảm nghèo bền vững của Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016-2020 trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Tổ chức giám sát để góp ý dự thảo kế hoạch thực hiện chỉ tiêu và các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại 11 phường-xã của 11 quận-huyện, để rút kinh nghiệm thực tiễn bổ sung vào các giải pháp thực hiện trong Đề án kế hoạch giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016-2020.

- Những khó khăn, tồn tại:

+ Do Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016-2020 theo phương pháp tiếp cận đa chiều, về nội dung, cách làm mới, nên một số địa phương còn lúng túng trong tổ chức thực hiện chưa thể hiện rõ nhiệm vụ chủ trì, tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu và giải pháp giảm các chiều nghèo do ngành đảm trách (các thành viên Ban giảm nghèo bền vững).

+ Một số địa phương cán bộ chuyên trách giảm nghèo thay đổi, trình độ công nghệ thông tin hạn chế, nên việc cập nhật kết quả kiểm tra hiệu quả giảm nghèo năm 2016 vào phần mềm quản lý hộ còn chậm, sai sót ảnh hưởng đến việc phân tích đánh giá kết quả giảm nghèo của địa phương và Thành phố.

+ Phầm mềm xử lý dữ liệu và quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 trong quá trình vận hành thường xuyên có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nên ảnh hưởng đến tiến độ cập báo cáo của địa phương và Thành phố.
Người viết : Trần Thị Thơ - P.Phát triển nông thôn
Ý kiến bạn đọc