Tổng hợp

Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến dịch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 13 năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ tư, 07/06/2023, 08:49 GMT+7

Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 13 năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm chủ động tổ chức các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết trong năm 2023, Sở Y tế đã xây dựng Kế hoạch số 3575/KH-SYT ngày 16 tháng 5 năm 2023 về tổ chức, thực hiện Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 13 năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, gồm các nội dung hoạt động cụ thể như sau:
1.Tổ chức lễ phát động phòng, chống sốt xuất huyết cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
-Tổ chức: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chủ trì (gọi tắt là huyện).
-Địa điểm: mỗi huyện chọn 1 địa điểm tổ chức, ưu tiên nơi nhiều người tập trung qua lại hoặc ở phường xã, thị trấn trọng điểm sốt xuất huyết.
-Thời gian: từ ngày 20/5/2023 – 30/6/2023.
-Nội dung: triển khai chiến dịch “Chủ động phát hiện và loại bỏ ngay nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết”. 
-Chương trình lễ phát động:
+Thời gian thực hiện: 15/6/2023
+Thông tin nhanh về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Sự cần thiết của các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
+Truyền thông, hướng dẫn các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; các triệu chứng hoặc những dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết.
+Tổ chức ra quân loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các điểm trọng điểm trên địa bàn.
2.Tổ chức hoạt động truyền thông hưởng ứng
-Truyền thông, hướng dẫn các biện pháp loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi ở mỗi địa phương.
-Truyền thông giúp người dân nhận biết sớm các triệu chứng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt lưu ý những dấu hiệu trở nặng, để đến cơ sở y tế sớm nhằm được chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
-Truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng “Y tế trực tuyến” để báo về những địa điểm có nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết cho Y tế hoặc chính quyền địa phương tổ chức xử lý.
3.Thực hiện các biện pháp loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Đối với các điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết
-Trạm Y tế phường, xã, thị trấn rà soát, cập nhật danh sách các điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn và phân loại điểm nguy cơ theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tại Công văn số 1337/TTKSBT-PCBTN ngày 12 tháng 4 năm 2023 về việc “Hướng dẫn giám sát điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết Dengue”.
-Trạm Y tế phường, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giám sát, xử lý đối với từng nhóm mức độ ưu tiên xử lý điểm nguy cơ trong các tháng hưởng ứng Chiến dịch (tháng 5 và 6). Đồng thời, xác định trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, xử lý từng nhóm mức độ ưu tiên xử lý điểm nguy cơ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để tham mưu Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chỉ đạo thực hiện.
-Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của chủ quản lý điểm nguy cơ và hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước khi mùa mưa đến và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu. Đảm bảo 100% điểm nguy cơ phải được giám sát, xử lý trong tháng 5, 6. Sau đó, tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát và xử lý các điểm nguy cơ theo quy định.
-Đối với khu vực công cộng không có người quản lý trực tiếp: tổ chức huy động đoàn thanh niên, các tình nguyện viên và người dân sống xung quanh tham gia tổng vệ sinh, thu gom và tiêu hủy rác thải, vật chứa nước ở những địa điểm này (khuyến khích thực hiện ngày chủ nhật xanh, tổng vệ sinh môi trường hàng tuần). Truyền thông, vận động người dân xung quanh không bỏ rác bừa bãi, tích cực bảo vệ thành quả tổng vệ sinh tại nơi công cộng.
-Tăng cường thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế” đối với các tổ chức, cá nhân còn để phát sinh lăng quăng sau nhiều lần giám sát.
Các địa điểm khác (không thuộc danh sách điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết như nhà dân, cơ quan, xí nghiệp,…)
-Người dân, người quản lý cơ quan, xí nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện những biện pháp loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại nơi ở, nơi làm việc của đơn vị. Đặc biệt, đối với những khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết trong năm 2022 và 2023.
-Đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày: đậy kín xô, thùng, hồ chứa nước sinh hoạt… khi không sử dụng và súc rửa thường xuyên; thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, dĩa lót chậu kiểng, ly nước cúng…) hoặc thả cá bảy màu ăn lăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh…).
-Đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt, nhưng chưa hoặc không sử dụng thường xuyên: phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước.
-Đối với các vật chứa nước không có mục đích sử dụng (phế liệu có thể loại bỏ ngay): thu gom và loại bỏ ngay.
-Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,... có ổ dịch sốt xuất huyết trong năm 2022 và 2023; hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính Phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế” đối với các tổ chức, cá nhân còn để phát sinh lăng quăng sau nhiều lần giám sát.
Để hưởng ứng Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 13 năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Phát triển nông thôn đã cập nhật thông tin về phòng, chống sốt xuất huyết trên các kênh truyền thông của đơn vị (Website, Zalo,…), đồng thời tổ chức truyền thông và vận động công chức, viên chức, người lao động của đơn vị thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại nơi ở và nơi làm việc như: mắc màn khi đi ngủ; thu gom và loại bỏ đối với các vật chứa nước không có mục đích sử dụng, đậy kín các vật chứa nước sử dụng hàng ngày; khơi thông cống rảnh; phát quang bụi rậm xung quanh nhà, nơi làm việc để không có nơi trú ẩn cho muỗi…./.

Người viết : Thái Thị Hà
Ý kiến bạn đọc