Cải cách hành chính

Nội dung kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2021-2025

Thứ sáu, 04/11/2022, 15:13 GMT+7

Nội dung kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2021-2025

     Căn cứ Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”; ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các nội dung cụ thể như sau:
    I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Mục đích chung:
-Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn thông tin.
-Giảm thiểu các sự cố mất an toàn thông tin bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của con người về các nguy cơ mất an toàn thông tin.
-Người sử dụng internet được trang bị đầy đủ nhận thức và các kỹ năng cơ bản về bảo đảm an toàn thông tin, có thể an tâm sử dụng mạng internet, mạng xã hội, thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch điện tử trên không gian mạng, tham gia chính quyền điện tử, góp phần xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn, tích cực, hiệu quả.
-Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhận thức được vai trò, trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
-Cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin, an toàn thông tin trong nước tiêu biểu đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) đánh giá và công bố hoặc bảo trợ.
-Học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ nhận thức và kỹ năng cơ bản để khai thác an toàn, hiệu quả, lành mạnh không gian mạng cho học tập, giải trí.

2.Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
-Đảm bảo các Sở, ban, ngành xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
-Đảm bảo các tập đoàn, công ty nhà nước, bảo hiểm xã hội, ngân hàng thương mại và các tô chức tín dụng, tài chính Nhà nước khác xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ, nhân viên và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người sử dụng dịch vụ.
-Đảm bảo các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỳ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duỵ phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng.
-Đảm bảo người sử dụng nói chung và sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng; các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thông tin.
-Đảm bảo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện tuyên truyên, phô biến nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin; trách nhiệm và quy tắc nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin.
-Đảm bảo cho phóng viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lãnh đạo các cơ quan báo chí được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vân đê mất an toàn thông tin; xu hướng và tình hình mất an toàn thông tin tại Việt Nam và trên thế giới.
-100% người đứng đầu các cơ quan, tổ chức Nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin.
-80% cơ quan, tổ chức được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong nước.

3.Yêu cầu:
-Việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin là trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp nhăm thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin tại cơ quan, tổ chức, địa phương.
-Hình thức tuyên truyền được đổi mới, kết họp giữa hình thức truyên thông với hình thức trực tuyến, áp dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống tương tác tự động (chatbot) để triển khai các hoạt động tuyên truyên một cách chủ động, thông minh và tự động.
-Các biện pháp tuyên truyền được phối hợp linh hoạt, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ra năng lượng tích cực, an toàn trên không gian mạng. Đồng thời, chuyển đổi việc tuyên truyền phân tán theo từng sở, ban, ngành sang phối họp chặt chẽ, đồng bộ, đúng quy định.  
-Khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là tận dụng sự tham gia có trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, nhằm tạo ra sự lan tỏa, kết nối đa kênh, đa nền tảng, thúc đẩy thay đổi nhận thức về an toàn thông tin của người sử dụng.
    II.NỘI DUNG THỰC HIỆN 
1.Thời gian, địa điểm
-Thời gian: Sau khi Kế hoạch được ban hành đến năm 2025.
-Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh.
2.Hình thức tuyên truyền
a)Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:
-Các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, sản xuất phóng sự, tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn thông tin, tuyên truyên xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cần tiến hành thường xuyên, liên tục, dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhăm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thông tin; kết hợp việc kiểm soát chặt chẽ thông tin trên các trang mạng xã hội.
-Sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế,... để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng.
-Kết hợp phương pháp truyền thống và khoa học công nghệ với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú bằng phim phóng sự, hình ảnh,... nhăm tác động trực tiếp và hiệu quả đến nhận thức của người dân.
-Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền vê an toàn thông tin cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
b)Tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở:
-Biên soạn các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tuyên truyền trên hệ thống phát thanh theo từng thời điểm triển khai.
-Tuyên truyền với các hình thức cổ động trực quan,     phù hợp,    thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp Nhân dân.
c)Tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của các     cơ quan, đơn    vị.
d)Tuyên truyền qua các hoạt động khác:
- Xây dựng chuyên mục, tin, bài, phim, video clip, thông tin dưới dạng đô họa đê đăng tải, tuyên truyên trên nên tảng công nghệ số của các mạng xã hội có nhiều người dùng tại Việt Nam.
-Nhắn tin tuyên truyền “ứng xử có văn hóa trên không gian mạng” đến các thuê bao di động: “Chủ động liên hệ Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn thực hiện trên địa bàn Thành phố đúng quy định”.
-Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở.
-Tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử.
-Tuyên truyền qua các hình thức khác (báo cáo viên, tuyên truyền viên, xuất bản phẩm, mạng xã hội..
3.Nội dung tuyên truyền:
a)Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội. Cụ thể:
-Thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội đê tuyên truyên, phô biên, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin; tuyên truyền kiến thức, hành động, thông tin tích cực, định hướng thông tin cho người dùng, tránh ảnh hưởng của thông tin vi phạm pháp luật.
-Sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế,... để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nên tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng.
-Tổ chức chương trình trò chơi trên truyền hình (gameshow), cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin trên các kênh truyền hình, trong đó lồng ghép các nội dung vê an toàn thông tin.
-Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-Sản xuất các chương trình, phim, bài hát, phóng sự, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu trên hệ thống phát thanh, truyền hình.
-Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang đưa tin và bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến.
-Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho đội ngũ phóng viên công nghê thông tin về các nội dung của Kế hoạch.
b)Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên hệ thông thông tin cơ sở (hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyên viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức
hoạt động thông tin cơ sở khác).
-Thực hiện tuyên truyền theo từng điểm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ mạng hoặc các thiết bị công nghệ thông tin; áp dụng với các khu vực có đông người sử dụng mạng, tại các điểm sử dụng máy tính cong cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy cập Internet công cọng.
-Tuyên truyền trên cơ sở truyền thanh cấp huyện và hệ thống đài truyên thanh cấp xã.
-Tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức Nhà nước.
c)Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên các trang mạng xã hội do cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý.
      III.KINH PHÍ THỰC HIỆN
1.Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch và nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán kinh phí gửi cơ quan Tài chính đê thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2.Huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
     IV.TỎ CHỨC THỰC HIỆN
1.Sở Thông tin và Truyền thông:
-Chủ trì, phối họp với các cơ quan liên quan triển khai Ke hoạch theo nội dung tuyên truỵên, hình thức tuyên truyền, thời gian, địa điểm tuyên truyền cụ thê, phù hợp; tô chức giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tuyên truyền định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc báo cáo đột xuất ủy ban nhân dân Thành phố.
-Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch; đôn đốc và kiểm tra các cơ quan báo chí, các đơn vị liên quan triển khai công tác thông tin tuyên truyền trên các báo giấy, tạp chí, xuất bản phẩm; trực tiếp tổ chức thực hiện một số hoạt động thông tin tuyên truyền về Kế hoạch thông qua các hình thức, phương thức phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao.
-Xử lý kịp thời các thông tin trái chiều, tiêu cực, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện trong suốt quá trình triển khai chiến dịch truyền thông về nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin.
-Phối hợp với Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, Chi Hội An toàn thông tin phía Nam và các đơn vị liên quan xây dựng nội dung, cung cấp thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thong tin cho các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở.
-Hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa thành phố Thủ Đức, các quận, huyện; Đài truyên thanh huyện, các cơ quan, đơn vị có trang thông tin điện tử khai thác thông tin liên quan tích cực để tuyên truyền đến Nhân dân.
-Yêu cầu các các cơ quan, đơn vị có trang thông tin điện tử thực hiện đăng tải các tin, bài liên quan đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin.
-Theo dõi tình hình thực hiện công tác tuyên truyền trên báo chí, hệ thống truyền thông cơ sở để định kỳ tổng hợp báo cáo ủy ban nhân dân Thành phố.
-Huy động kinh phí tuyên truyền từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
2.Sở Giáo duc và Đào tao:
-Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trong nhà trường.
-Phối họp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp nội dung cho báo chí vê các nội dung liên quan đên hoạt động tuyên truyên nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trong nhà trường.
3.Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
-Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc triển khai Ke hoạch về các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ ngành.
-Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Ke hoạch trên địa bàn Thành phố.
4.ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức chính tri - xã hôi:
Tham gia thực hiện, giám sát việc thực hiện và hướng dẫn Mặt trận, các tô chức chính trị - xã hội các câp phôi hợp tô chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
5.ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện:
-Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài Truyền thanh xây dựng chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kế hoạch, chiên lược, giải pháp nhăm nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên báo in, báo nói, báo hình và trên hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn.
-Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, gắn với giám sát thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin, bám sát chủ đề hàng năm về “Tuyên truyền trên không gian mạng”; tuyên truyền, vận động ở cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyên, giáo dục pháp luật về an toàn thông tin trong cộng đồng dân cư.
-Triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục đích, yêu cầu đặt ra.
6.Các cơ quan báo chí:
-Tăng cường tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn thông tin, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin.
-Căn cứ vào điều kiện và yêu cầu thực tiễn, các cơ quan báo chí chủ động mở chuyên trang, chuyên mục đê tuyên truyền; bố trí trang tin, bài, thời gian phát sóng hợp lý; đặt mục tiêu giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và trách nhiệm xã hội lên hàng đầu.
-Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên các trang mạng xã hội do cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý.
7.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan của Ke hoạch trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Đại học Quốc gia Thành phố.
8.Hội An toàn Thông tin phía Nam:
-Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các sự kiện, các chương trình, hội nghị, hội thảo và khảo sát hàng năm về nhận thức, hiện trạng an toàn thông tin trên địa bàn Thành phô và triên khai công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan của Kế hoạch.
-Tuyên truyền áp dụng Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp an toàn thông tin của Hiệp hội.
9.Các doanh nghiệp viễn thông, Internet:
-Định kỳ thực hiện nhắn tin tuyên truyền hoặc cảnh báo các nguy cơ mât an toàn thông tin và các biện pháp phòng ngừa thông qua các ứng dụng, tiện ích trên các thiêt bị đâu cuôi (điện thoại thông minh, máy tính bảng,...).
-Xây dựng và triển khai Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, nhân viên và tuyên truyên, nâng cao nhận thức cho các khách hàng, người sử dụng dịch vụ.
10.Các Sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo Ban biên tập đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin:
-Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên các trang mạng xã hội do cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý. 

(Đính kèm Kế hoạch 1009/KH-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025)

Người viết : Thái Thị Hà
Ý kiến bạn đọc