Kinh tế hợp tác

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

Thứ năm, 11/11/2021, 13:52 GMT+7

 

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

Thực hiện Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt Đề án phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, Chi cục Phát triển nông thôn đã tham mưu Ban Gám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nồng thôn ban hành Kế hoạch số 1621/KH-SNN ngày 05 tháng 8 năm 2021 về Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 với những mục tiêu và giải pháp hỗ trợ cụ thể để hỗ trợ HTX giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

I. MỤC TIÊU:

-  Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã (HTX) đang hoạt động có hiệu quả, giữ vững xếp loại hoạt động tốt, phấn đấu hàng năm củng cố và nâng chất một số hơp tác xã hoạt động trung bình, yếu sang hoạt động tốt, khá.

- Giải thể dứt điểm các hợp tác xã đã ngưng hoạt động, hướng dẫn chuyển đổi đăng ký kinh doanh đối với các hợp tác xã có giấy đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng thực tế đã hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ...

- Khuyến khích các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, trong đó: ưu tiên ứng dụng công nghệ tin học (4.0), công nghệ thông tin truyền thông (ICT), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao tăng hơn 2,0 lần so với phương thức sản xuất thông thường.

- Khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các chương trình cây, con giống trọng điểm của thành phố như: rau, hoa, heo, bò sữa, bò thịt, thủy sản... theo hình thức liên kết vơi các doanh nghiệp, công ty, siêu thị từ đầu vào đến đầu ra; tiếp tục xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại tại 5 huyện xây dựng nông thôn mới (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, cần Giờ); phấn đấu 100% xã nông thôn mới có hợp tác xã hoạt động trên địa bàn theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

- Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Thành phố như: rau, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm nước lợ, cá cảnh theo hình thức HTX liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị từ đầu vào đến đàu ra (phấn đấu mỗi năm xây dựng từ 6 - 10 mô hình HTX liên kết với doanh nghiệp, siêu thị).

- Tiếp tục khuyến khích hộ nông dân tham gia sản xuất, kinh doanh trong HTX theo Kế hoạch số 1949/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của y ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch khuyến khích hộ nông dân tham gia sản xuất, kinh doanh trong hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023, theo đó: 100% cán bộ, hội viên hội nông dân được cung cấp thông tin, kiến thức về Luật hợp tác xã năm 2012, các chính sách, pháp luật có liên quan đến HTX, về khả năng, vai trò của mô hình HTX kiểu mới trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; 100% cán bộ chi hội nông dân, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, điều hành HTX để trở thành đội ngũ sáng lập viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản ừị, Giám đốc, Phó Giám đốc của HTX; 100% các xã xây dựng nông thôn mới tiếp tục duy trì các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các HTX; đến năm 2023, tỷ lệ hộ nông dân là hội viên hội nông dân có trực tiếp sản xuất nông nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh trong HTX đạt khoảng 50%.

- Tập trung phát triển các tổ hợp tác gắn với sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố: rau, hoa, heo, bò sữa, bò thịt, thủy sản..., đồng thời, khuyến khích tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả chuyển thành hơp tác xã.

- Tổ chức khen thưởng kịp thời cho các HTX hoạt động có hiệu quả, mô hình giải pháp tốt hỗ trợ phát triển HTX của các các tổ chức, cá nhân.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Giao Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các đon vị thuộc Sở, y ban nhân dân thành phố Thủ Đức, y ban nhân dân quận - huyện thực hiện: tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, HTX.

- Giao Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với y ban nhân dân thành phố Thủ Đức, y ban nhân dân quận - huyện thực hiện: hoàn thiện khuồn khổ pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp.

- Giao Chi cục Phát ừiển nông thôn chủ trì phối hợp y ban nhân dân thành phố Thủ Đức, y ban nhân dân quận - huyện, các đơn vị có liên quan thực hiện: nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp.

- Giao Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp chủ trì phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, y ban nhân dân thành phố Thủ Đức, ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện: hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX nông nghiệp.

- Giao Trung tâm Khuyến nông chủ trì phối hợp với Chi cục Phát triển nông thồn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, y ban nhân dân thành phố Thủ Đức, ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện: hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ.

- Giao Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đánh giá tiêu chí Chuyển đổi số cấp tỉnh trụ cột Xã hội số: Tỷ lệ số HTX nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao./.
Người viết : Lê Công Hậu
Ý kiến bạn đọc